Kho bạc Nhà nước tham gia giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam có các quyền, nghĩa vụ gì?
- Kho bạc Nhà nước tham gia giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam có các quyền gì?
- Nghĩa vụ của Kho bạc Nhà nước tham gia giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam thực hiện như thế nào?
- Kho bạc Nhà nước tham gia giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam phải đáp ứng các quy định gì?
Lưu ý: KBNN: Kho bạc Nhà nước
Sở GDCK: Sở giao dịch chứng khoán
Kho bạc Nhà nước tham gia giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam có các quyền gì?
Kho bạc Nhà nước tham gia giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam có các quyền quy định tại khoản 1 Điều 24 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Kho bạc Nhà nước tham gia giao dịch công cụ nợ
1. KBNN tham gia giao dịch công cụ nợ có các quyền sau:
a) Sử dụng hệ thống giao dịch công cụ nợ và các dịch vụ do Sở GDCK Hà Nội cung cấp;
b) Nhận các thông tin về thị trường giao dịch chứng khoán từ Sở GDCK Hà Nội;
c) Đề xuất và kiến nghị các vấn đề liên quan đến hoạt động giao dịch công cụ nợ của Sở GDCK Hà Nội;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Kho bạc Nhà nước tham gia giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam có các quyền sau:
- Sử dụng hệ thống giao dịch công cụ nợ và các dịch vụ do Sở GDCK Hà Nội cung cấp;
- Nhận các thông tin về thị trường giao dịch chứng khoán từ Sở GDCK Hà Nội;
- Đề xuất và kiến nghị các vấn đề liên quan đến hoạt động giao dịch công cụ nợ của Sở GDCK Hà Nội;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Kho bạc Nhà nước tham gia giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ của Kho bạc Nhà nước tham gia giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam thực hiện như thế nào?
Kho bạc Nhà nước tham gia giao dịch công cụ nợ có các nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 24 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Kho bạc Nhà nước tham gia giao dịch công cụ nợ
...
2. KBNN tham gia giao dịch công cụ nợ có các nghĩa vụ sau:
a) Duy trì yêu cầu để đăng ký tham gia giao dịch công cụ nợ theo quy định tại Quy chế này;
b) Tuân thủ Quy chế về hệ thống công nghệ thông tin kết nối giao dịch đến Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội do Sở GDCK Việt Nam ban hành;
c) Thanh toán tiền dịch vụ theo quy định của Bộ Tài chính;
d) Thông báo bằng văn bản và bổ sung các tài liệu liên quan đến quy trình nghiệp vụ và tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ giao dịch chứng khoán theo mẫu quy định tại Phụ lục 03/QLTV ban hành kèm theo Quy chế này khi có thay đổi;
đ) Tham gia các chương trình, kế hoạch thử nghiệm do Sở GDCK Hà Nội tổ chức khi thay đổi, chỉnh sửa, nâng cấp hệ thống giao dịch và chạy thử các sản phẩm mới đối với các nghiệp vụ có liên quan đến giao dịch công cụ nợ của KBNN;
e) Tuân thủ các quy chế, quy trình giao dịch công cụ nợ có liên quan đến giao dịch công cụ nợ của KBNN do Sở GDCK Việt Nam và Sở GDCK Hà Nội ban hành;
g) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nghĩa vụ của Kho bạc Nhà nước tham gia giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam thực hiện như trên.
Kho bạc Nhà nước tham gia giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam phải đáp ứng các quy định gì?
Kho bạc Nhà nước tham gia giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam phải đáp ứng các quy định tại Điều 9 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 cụ thể:
Kho bạc Nhà nước tham gia giao dịch công cụ nợ
KBNN đăng ký tham gia giao dịch công cụ nợ phải đáp ứng các quy định sau:
1. Đáp ứng các điều kiện quy tại khoản 2 Điều 99 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.
2. Đáp ứng các quy định tại a khoản 2, khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 3 Quy chế này.
Theo đó, Kho bạc Nhà nước đăng ký tham gia giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam phải đáp ứng các quy định sau:
- Đáp ứng các điều kiện quy tại khoản 2 Điều 99 Nghị định 155/2020/NĐ-CP cụ thể:
+ Là tổ chức mở tài khoản trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
+ Đáp ứng yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ và nhân sự cho hoạt động giao dịch công cụ nợ theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán.
- Đáp ứng các quy định tại a khoản 2, khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 3 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 cụ thể:
+ Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng Quy chế về hệ thống công nghệ thông tin kết nối giao dịch đến Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội do Sở GDCK Việt Nam ban hành;
+ Có quy trình, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ giao dịch chứng khoán.
+ Nhân viên công nghệ thông tin phải có chứng chỉ chuyên môn phù hợp với từng vị trí công tác sau: quản trị hệ thống mạng, quản trị các hệ điều hành, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin và quản trị cơ sở dữ liệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?