Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định có tư cách pháp nhân không?
- Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định có tư cách pháp nhân không?
- Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc tổ chức thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước?
- Lãnh đạo của Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm những ai?
Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 1618/QĐ-BTC năm 2019 quy định về vị trí và chức năng của Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
Vị trí và chức năng
Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh) là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước, có chức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh) có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.
Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định có tư cách pháp nhân không? (Hình từ Internet)
Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc tổ chức thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước?
Căn cứ khoản 6 Điều 2 Quyết định 1618/QĐ-BTC năm 2019 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
b) Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cấp có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
5. Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
6. Tổ chức thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước:
a) Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính do Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;
b) Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nước theo quy định của pháp luật:
a) Tiếp nhận thông tin báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán thuộc khu vực nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức tổng hợp thông tin tài chính nhà nước trên địa bàn về tình hình tài sản nhà nước; nguồn lực và nghĩa vụ của Nhà nước; tình hình hoạt động, kết quả thu, chi ngân sách nhà nước; vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và các tài sản, nguồn lực, nghĩa vụ khác của Nhà nước;
8. Thực hiện công tác thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính do Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
...
Như vậy, trong việc tổ chức thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước thì Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính do Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;
(2) Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.
Lãnh đạo của Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm những ai?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 1618/QĐ-BTC năm 2019 quy định về lãnh đạo Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh như sau:
Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh
Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh có Giám đốc và một số Phó Giám đốc.
Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
Như vậy, theo quy định thì lãnh đạo Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh gồm có Giám đốc và một số Phó Giám đốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?