Khiếu nại trong hoạt động tư pháp là gì? Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại trong hoạt động tư pháp gồm những nội dung nào?
Khiếu nại trong hoạt động tư pháp là gì?
Khiếu nại trong hoạt động tư pháp được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN&PTNT như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư liên tịch này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động tư pháp: Bao gồm hoạt động trong các lĩnh vực tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thủ tục phá sản, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, thi hành tạm giữ, tạm giam, xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án và việc khác mà pháp luật quy định là hoạt động tư pháp.
2. Khiếu nại trong hoạt động tư pháp: Là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức, theo thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp, khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
3. Tố cáo trong hoạt động tư pháp: Là việc cá nhân, theo thủ tục do pháp luật quy định, báo cho cơ quan, người có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
...
Như vậy, theo quy định, khiếu nại trong hoạt động tư pháp là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức, theo thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp, khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Khiếu nại trong hoạt động tư pháp là gì? (Hình từ Internet)
Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại trong hoạt động tư pháp gồm những nội dung nào?
Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại được quy định tại khoản 1 Điều 9 Quy định về quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 như sau:
Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại
1. Kết thúc việc xác minh nội dung khiếu nại, người được phân công xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh phải có văn bản báo cáo kết quả xác minh và đề xuất giải quyết khiếu nại trình người có thẩm quyền quyết định. Báo cáo kết quả xác minh gồm những nội dung sau:
a) Thông tin về người khiếu nại, người bị khiếu nại; nội dung khiếu nại;
b) Kết quả xác minh; biện pháp ngăn chặn thiệt hại đã áp dụng (nếu có);
c) Kết luận nội dung khiếu nại là đúng toàn bộ, đúng một phần hoặc sai toàn bộ;
d) Đề xuất nội dung quyết định giải quyết khiếu nại: Chấp nhận toàn bộ, chấp nhận một phần hay bác đơn khiếu nại; việc xử lý đối với quyết định tố tụng, hành vi tố tụng, quyết định giải quyết khiếu nại bị khiếu nại; Giải quyết các vấn đề khác có liên quan trong nội dung khiếu nại.
2. Đối với những vụ, việc phức tạp mà người được phân công xác minh nội dung khiếu nại thuộc nhiều đơn vị nghiệp vụ tham gia thì các thành viên được phân công phải báo cáo lãnh đạo đơn vị nghiệp vụ của mình có quan điểm chính thức bằng văn bản gửi cho đơn vị chủ trì để tổng hợp báo cáo chung.
...
Như vậy, theo quy định, báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại trong hoạt động tư pháp gồm những nội dung sau đây:
(1) Thông tin về người khiếu nại, người bị khiếu nại; nội dung khiếu nại;
(2) Kết quả xác minh; biện pháp ngăn chặn thiệt hại đã áp dụng (nếu có);
(3) Kết luận nội dung khiếu nại là đúng toàn bộ, đúng một phần hoặc sai toàn bộ;
(4) Đề xuất nội dung quyết định giải quyết khiếu nại:
- Chấp nhận toàn bộ, chấp nhận một phần hay bác đơn khiếu nại;
- Việc xử lý đối với quyết định tố tụng, hành vi tố tụng, quyết định giải quyết khiếu nại bị khiếu nại;
- Giải quyết các vấn đề khác có liên quan trong nội dung khiếu nại.
Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp phải đảm bảo đầy đủ thông tin gì?
Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại được quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy định về quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 như sau:
Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại
1. Căn cứ quy định của pháp luật, báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại đã được phê duyệt, người được phân công xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh dự thảo Quyết định giải quyết khiếu nại trình người có thẩm quyền ký, ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại phải đảm bảo đầy đủ thông tin về người khiếu nại, người bị khiếu nại, nội dung khiếu nại; kết quả giải quyết khiếu nại trước đó (nếu có); kết quả xác minh; căn cứ để kết luận nội dung khiếu nại; xử lý đối với quyết định tố tụng, hành vi tố tụng, quyết định giải quyết khiếu nại bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề khác có liên quan (nếu có); quyền khiếu nại tiếp theo (nếu còn).
2. Quyết định giải quyết khiếu nại phải được gửi đến người khiếu nại, người bị khiếu nại và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành; đồng thời, thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng giám sát đã chuyển đơn đến và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác (nếu thấy cần thiết). Đối với quyết định giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam phải gửi trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
...
Như vậy, theo quy định, nội dung quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp phải đảm bảo đầy đủ các thông tin sau:
(1) Thông tin về người khiếu nại, người bị khiếu nại, nội dung khiếu nại;
(2) Kết quả giải quyết khiếu nại trước đó (nếu có);
(3) Kết quả xác minh;
(4) Căn cứ để kết luận nội dung khiếu nại;
(5) Xử lý đối với quyết định tố tụng, hành vi tố tụng, quyết định giải quyết khiếu nại bị khiếu nại;
(6) Giải quyết các vấn đề khác có liên quan (nếu có);
(7) Quyền khiếu nại tiếp theo (nếu còn).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?