Khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc doanh nghiệp phải có trách nhiệm như thế nào?
- Khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc doanh nghiệp phải có trách nhiệm như thế nào?
- Doanh nghiệp có bắt buộc phải quy định chi tiết thời hạn, quy trình khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong nội quy lao động không?
- Cơ quan nào có trách nhiệm chủ trì tuyên truyền các chính sách đối với lao động nữ, bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc?
Khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc doanh nghiệp phải có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 86 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc:
Trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:
a) Thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho người lao động;
c) Khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải kịp thời ngăn chặn, xử lý và có biện pháp bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo.
2. Người lao động có nghĩa vụ:
...
Như vậy, khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, doanh nghiệp phải kịp thời ngăn chặn, xử lý và có biện pháp bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo.
Khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc doanh nghiệp phải có trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có bắt buộc phải quy định chi tiết thời hạn, quy trình khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong nội quy lao động không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 85 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về quy định của người sử dụng lao động về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc:
Quy định của người sử dụng lao động về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc
1. Quy định của người sử dụng lao động về phòng, chống quấy rối tình dục trong nội quy lao động hoặc bằng phụ lục ban hành kèm theo nội quy lao động, bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phù hợp với tính chất, đặc điểm của công việc và nơi làm việc;
c) Trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục xử lý nội bộ đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, bao gồm cả trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các quy định có liên quan;
d) Hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục hoặc người tố cáo sai sự thật tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm;
đ) Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và các biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Các quy định của người sử dụng lao động về khiếu nại, tố cáo về quấy rối tình dục và xử lý đối với hành vi quấy rối tình dục phải bảo đảm các nguyên tắc:
a) Nhanh chóng, kịp thời;
b) Bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo.
Như vậy, doanh nghiệp phải quy định cụ thể, chi tiết trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các quy định có liên quan đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong nội quy lao động hoặc bằng phụ lục ban hành kèm theo nội quy lao động.
Cơ quan nào có trách nhiệm chủ trì tuyên truyền các chính sách đối với lao động nữ, bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc?
Căn cứ tại Điều 87 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về tổ chức thực hiện chính sách đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới:
Tổ chức thực hiện chính sách đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến các chính sách đối với lao động nữ, bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 83 Nghị định này.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện quy định tại Điều 81 Nghị định này.
4. Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn tiêu chuẩn về buồng tắm, buồng vệ sinh quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định này;
b) Ban hành danh mục khám chuyên khoa phụ sản cho lao động nữ quy định tại khoản 1 Điều 80 Nghị định này;
c) Hướng dẫn triển khai phòng vắt, trữ sữa mẹ quy định tại khoản 5 Điều 80 Nghị định này.
...
Như vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến các chính sách đối với lao động nữ, bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?