Khi xây dựng tầng hầm tại khu vực TP.HCM mà điều kiện địa chất bất thường so với thông tin trong hồ sơ khảo sát thì nhà thầu thi công cần xử lý thế nào?
- Hồ sơ khảo sát hiện trạng công trường trước khi xây dựng tầng hầm cần đảm bảo những nội dung nào?
- Để xây dựng tầng hầm cho công trình thì chủ đầu tư cần đảm bảo những điều kiện gì?
- Khi xây dựng tầng hầm mà điều kiện địa chất bất thường so với thông tin trong hồ sơ khảo sát thì nhà thầu thi công cần xử lý thế nào?
Hồ sơ khảo sát hiện trạng công trường trước khi xây dựng tầng hầm cần đảm bảo những nội dung nào?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 44/2016/QĐ-UBND quy định về hồ sơ khảo sát hiện trạng công trường xây dựng như sau:
Lập thiết kế biện pháp thi công phần ngầm công trình
1. Nhà thầu thi công lập thiết kế biện pháp thi công phần ngầm công trình trên cơ sở hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được duyệt, hồ sơ khảo sát hiện trạng công trường xây dựng.
2. Hồ sơ khảo sát hiện trạng công trường xây dựng phải thể hiện đầy đủ hiện trạng địa chất, thủy văn, địa hình khu vực; các công trình liền kề, lân cận; các kết cấu công trình ngầm hiện hữu; các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm trong khu vực và phải có các nội dung sau:
a) Bản vẽ hiện trạng khu vực công trường;
b) Ảnh chụp hiện trạng công trình lân cận;
c) Đánh giá độ ổn định của các công trình hiện hữu lân cận có khả năng bị ảnh hưởng khi thi công;
d) Xác định các giá trị chuyển vị, biến dạng tối đa; tốc độ chuyển vị, biến dạng báo động của các công trình lân cận có khả năng bị ảnh hưởng.
...
Như vậy, nhà đầu tư cần đảm bảo hồ sơ khảo sát hiện trạng công trường trước khi xây dựng tầng hầm thể hiện đầy đủ hiện trạng địa chất, thủy văn, địa hình khu vực; các công trình liền kề, lân cận; các kết cấu công trình ngầm hiện hữu; các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm trong khu vực và phải có các nội dung sau:
(1) Bản vẽ hiện trạng khu vực công trường;
(2) Ảnh chụp hiện trạng công trình lân cận;
(3) Đánh giá độ ổn định của các công trình hiện hữu lân cận có khả năng bị ảnh hưởng khi thi công;
(4) Xác định các giá trị chuyển vị, biến dạng tối đa; tốc độ chuyển vị, biến dạng báo động của các công trình lân cận có khả năng bị ảnh hưởng.
Khi xây dựng tầng hầm mà điều kiện địa chất bất thường so với thông tin trong hồ sơ khảo sát thì nhà thầu thi công cần xử lý thế nào? (Hình từ Internet)
Để xây dựng tầng hầm cho công trình thì chủ đầu tư cần đảm bảo những điều kiện gì?
Theo Điều 6 Quyết định 44/2016/QĐ-UBND thì chủ đầu tư chỉ được phép xây dựng tầng hầm cho công trình nếu đáp ứng được các điều kiện sau:
(1) Đủ điều kiện khởi công xây dựng theo quy định.
(2) Có thiết kế biện pháp thi công được phê duyệt.
(3) Đã thực hiện các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, đảm bảo an toàn cho công trình lân cận.
(4) Có sơ đồ chỉ dẫn vị trí, độ sâu các tuyến ngầm của hệ thống hạ tầng và văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý các tuyến đó nếu thực hiện đào đất trong khu vực có các tuyến ngầm của hệ thống hạ tầng.
(5) Có bố trí nhân sự giám sát trong suốt quá trình thi công.
(6) Có văn bản nghiệm thu các điều kiện đảm bảo an toàn giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
Khi xây dựng tầng hầm mà điều kiện địa chất bất thường so với thông tin trong hồ sơ khảo sát thì nhà thầu thi công cần xử lý thế nào?
Căn cứ Điều 7 Quyết định 44/2016/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm của các bên tham gia xây dựng khi thi xây dựng tầng hầm như sau:
Trách nhiệm của các bên tham gia xây dựng khi thi công phần ngầm công trình
1. Chủ đầu tư phải bố trí người có năng lực phù hợp để kiểm tra, theo dõi việc thi công phần ngầm công trình của nhà thầu, đảm bảo đúng thiết kế biện pháp thi công đã phê duyệt. Tạm dừng thi công khi phát hiện có dấu hiệu mất an toàn, xảy ra sự cố công trình; thông báo kịp thời cho Ủy ban nhân dân quận, huyện, các cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành nếu có hư hỏng, sự cố công trình lân cận.
2. Nhà thầu thi công tiến hành thi công phần ngầm công trình tuân thủ thiết kế biện pháp thi công được phê duyệt. Nếu phát hiện có cấu kiện, công trình ngầm hoặc điều kiện địa chất bất thường so với hồ sơ khảo sát hiện trạng công trường, hoặc phát hiện có hiện tượng mất an toàn phải thông báo ngay cho chủ đầu tư, tư vấn giám sát để xử lý.
3. Tư vấn giám sát có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện thi công phần ngầm công trình theo Điều 6 Quy định này, báo cáo kết quả cho chủ đầu tư; tham gia nghiệm thu các điều kiện đảm bảo an toàn trước khi thi công; bố trí cán bộ giám sát suốt thời gian thi công phần ngầm, kiểm tra việc tuân thủ thiết kế biện pháp thi công của nhà thầu, báo cáo chủ đầu tư nếu phát hiện vi phạm; kiểm tra việc thực hiện quan trắc, các kết quả quan trắc biến dạng công trình và công trình lân cận thuộc phạm vi ảnh hưởng để cảnh báo kịp thời hoặc đình chỉ thi công nếu có hiện tượng mất an toàn; đề nghị nhà thầu điều chỉnh thiết kế biện pháp thi công, trình chủ đầu tư phê duyệt nếu phát hiện sai sót, bất hợp lý gây nguy cơ mất an toàn.
Theo đó, nếu trong quá trình xây dựng tầng hầm mà nhà thầu thi công phát hiện điều kiện địa chất bất thường so với thông tin trong hồ sơ khảo sát hiện trạng công trường thì cần phải phải thông báo ngay cho chủ đầu tư, tư vấn giám sát để xử lý.
Tóm lại, nhà thầu thi công xây dựng tầng hầm không được tự ý đưa ra các phương án xử lý trong trường hợp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?