Khi vận hành thử cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu thì đơn vị phải thực hiện những công việc nào?
- Khi vận hành thử cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu thì đơn vị phải thực hiện những công việc nào?
- Chương trình vận hành thử cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu được xây dựng gồm những nội dung gì?
- Việc vận hành thử cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu gồm bao nhiêu giai đoạn?
- Vận hành thử cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu trong giai đoạn khởi động năng lượng phải tiến hành như thế nào?
Khi vận hành thử cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu thì đơn vị phải thực hiện những công việc nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 05/2020/TT-BKHCN, có quy định về yêu cầu an toàn đối với vận hành thử cơ sở LPƯNC như sau:
Yêu cầu an toàn đối với vận hành thử cơ sở LPƯNC
1. Phải có các biện pháp kỹ thuật - hành chính để xác minh sự phù hợp của đặc tính kỹ thuật đạt được so với thiết kế.
2. Phải thực hiện các công việc sau:
a) Xây dựng hướng dẫn về bảo đảm an toàn bức xạ và thiết lập các mức kiểm soát;
b) Ban hành và cập nhật định kỳ hồ sơ kỹ thuật của cơ sở LPƯNC;
c) Lập và cập nhật định kỳ hồ sơ liều của nhân viên bức xạ; xây dựng và thực hiện biện pháp giảm thiểu liều và số người bị chiếu xạ;
d) Tổ chức việc bảo vệ thực thể; kiểm đếm và kiểm soát vật liệu hạt nhân, chất phóng xạ và chất thải phóng xạ.
…
Theo đó, khi vận hành thử cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải thực hiện những công việc sau:
- Xây dựng hướng dẫn về bảo đảm an toàn bức xạ và thiết lập các mức kiểm soát;
- Ban hành và cập nhật định kỳ hồ sơ kỹ thuật của cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu;
- Lập và cập nhật định kỳ hồ sơ liều của nhân viên bức xạ; xây dựng và thực hiện biện pháp giảm thiểu liều và số người bị chiếu xạ;
- Tổ chức việc bảo vệ thực thể; kiểm đếm và kiểm soát vật liệu hạt nhân, chất phóng xạ và chất thải phóng xạ.
Cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu (Hình từ Internet)
Chương trình vận hành thử cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu được xây dựng gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 05/2020/TT-BKHCN, có quy định như sau:
Yêu cầu an toàn đối với vận hành thử cơ sở LPƯNC
…
3. Phải xây dựng chương trình vận hành thử với các nội dung sau:
a) Các công đoạn chính của từng công việc trong quá trình vận hành thử;
b) Trạng thái ban đầu của cơ sở LPƯNC trước mỗi công đoạn của từng công việc trong vận hành thử;
c) Nội dung và yêu cầu đối với tài liệu ở mỗi giai đoạn của vận hành thử.
…
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị phải xây dựng chương trình vận hành thử cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu gồm những nội dung sau:
- Các công đoạn chính của từng công việc trong quá trình vận hành thử;
- Trạng thái ban đầu của cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu trước mỗi công đoạn của từng công việc trong vận hành thử;
- Nội dung và yêu cầu đối với tài liệu ở mỗi giai đoạn của vận hành thử.
Việc vận hành thử cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu gồm bao nhiêu giai đoạn?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 14 Thông tư 05/2020/TT-BKHCN, có quy định như sau:
Yêu cầu an toàn đối với vận hành thử cơ sở LPƯNC
…
4. Việc vận hành thử phải bao gồm các giai đoạn: hiệu chỉnh khởi động, khởi động vật lý và khởi động năng lượng.
5. Trong giai đoạn hiệu chỉnh khởi động phải kiểm tra khả năng vận hành cũng như sự phù hợp với thiết kế của từng hệ thống và tổng thể các hệ thống khi có tác động qua lại.
6. Trong giai đoạn khởi động vật lý (bao gồm cả nạp nhiên liệu vào vùng hoạt) phải kiểm tra sự phù hợp của đặc trưng vật lý - nơtron so với thiết kế.
…
Như vậy, theo quy định trên thì việc vận hành thử cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu gồm 3 giai đoạn: hiệu chỉnh khởi động, khởi động vật lý và khởi động năng lượng.
Vận hành thử cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu trong giai đoạn khởi động năng lượng phải tiến hành như thế nào?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 14 Thông tư 05/2020/TT-BKHCN, có quy định như sau:
Yêu cầu an toàn đối với vận hành thử cơ sở LPƯNC
…
7. Trong giai đoạn khởi động năng lượng phải tiến hành:
a) Khảo sát ảnh hưởng của công suất và nhiệt độ đến từng đặc trưng vật lý - nơtron đã đo được ở giai đoạn khởi động vật lý;
b) Nghiên cứu đặc trưng của các kênh thí nghiệm và kênh chiếu xạ, bao gồm cả phân bố thông lượng nơtron tại lối ra các kênh ở vành phản xạ và tại các kênh trong vùng hoạt;
c) Đo tình trạng bức xạ tại địa điểm cơ sở LPƯNC.
8. Khi khởi động năng lượng, việc đưa lò phản ứng lên thông số danh định theo thiết kế phải được thực hiện theo nhiều giai đoạn với các mức công suất và khoảng thời gian xác định.
9. Tất cả các điều chỉnh sau quá trình vận hành thử phải được bổ sung vào tài liệu thiết kế - kỹ thuật, Báo cáo phân tích an toàn, tài liệu công nghệ và tài liệu vận hành cơ sở LPƯNC.
Như vậy, theo quy định trên thì vận hành thử cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu trong giai đoạn khởi động năng lượng được tiến hành như sau:
- Khảo sát ảnh hưởng của công suất và nhiệt độ đến từng đặc trưng vật lý - nơtron đã đo được ở giai đoạn khởi động vật lý;
- Nghiên cứu đặc trưng của các kênh thí nghiệm và kênh chiếu xạ, bao gồm cả phân bố thông lượng nơtron tại lối ra các kênh ở vành phản xạ và tại các kênh trong vùng hoạt;
- Đo tình trạng bức xạ tại địa điểm cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?