Khi tiến hành điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông cán bộ Cảnh sát giao thông có trách nhiệm xác minh những gì?
- Cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
- Khi tiến hành điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông cán bộ Cảnh sát giao thông có trách nhiệm xác minh những gì?
- Ghi lời khai của những người bị nạn và người có liên quan khác trong vụ tai nạn giao thông như thế nào?
Cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Tiêu chuẩn của cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông quy định theo Điều 4 Thông tư 63/2020/TT-BCA cụ thể:
Tiêu chuẩn của cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông
1. Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên. Trường hợp tốt nghiệp đại học các trường ngoài ngành Công an đã học nghiệp vụ An ninh, Cảnh sát theo quy định.
2. Có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông từ 06 tháng trở lên.
3. Đã được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông.
Theo đó, cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên. Trường hợp tốt nghiệp đại học các trường ngoài ngành Công an đã học nghiệp vụ An ninh, Cảnh sát theo quy định.
- Có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông từ 06 tháng trở lên.
- Đã được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông.
Tải mẫu Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ mới nhất tại đây.
Tai nạn giao thông (Hình từ Internet)
Khi tiến hành điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông cán bộ Cảnh sát giao thông có trách nhiệm xác minh những gì?
Trách nhiệm xác minh của cán bộ Cảnh sát giao thông khi tiến hành điều tra, xác minh quy định ở Điều 8 Thông tư 63/2020/TT-BCA cụ thể:
Nội dung điều tra, xác minh tình tiết của vụ tai nạn giao thông
1. Khi tiến hành điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông cán bộ Cảnh sát giao thông có trách nhiệm xác minh:
a) Có hay không có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ; diễn biến, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông;
b) Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm;
c) Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
d) Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ gây ra;
đ) Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt, giải quyết vụ tai nạn;
e) Bất cập, sơ hở, thiếu sót trong tổ chức giao thông, chất lượng hạ tầng giao thông; quản lý phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông;
g) Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.
Như vậy, khi tiến hành điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông cán bộ Cảnh sát giao thông có trách nhiệm xác minh:
- Có hay không có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ; diễn biến, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông;
- Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm;
- Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
- Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ gây ra;
- Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt, giải quyết vụ tai nạn;
- Bất cập, sơ hở, thiếu sót trong tổ chức giao thông, chất lượng hạ tầng giao thông; quản lý phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông;
- Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.
Tải Mẫu Biên bản ghi lời khai trong vụ tai nạn giao thông mới nhất
Ghi lời khai của những người bị nạn và người có liên quan khác trong vụ tai nạn giao thông như thế nào?
Ghi lời khai của những người bị nạn và người có liên quan khác trong vụ tai nạn giao thông căn cứ tại Điều 13 Thông tư 63/2020/TT-BCA cụ thể:
- Biên bản ghi lời khai của người bị nạn và người có liên quan khác trong vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 10/TNĐB ban hành theo Thông tư 63/2020/TT-BCA, phải ghi rõ:
+ Thời gian, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản.
+ Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp, nhân thân của người bị nạn và người có liên quan khác.
+ Thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn, mật độ giao thông; lời khai của người bị nạn, người có liên quan.
- Nội dung lời khai phải làm rõ về diễn biến, nguyên nhân vụ tai nạn, thương tích trên người do vụ tai nạn gây ra.
- Trường hợp có người bị thương nặng hoặc có thể bị tử vong phải ghi lời khai ngay; cần đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng. Nếu người bị nạn do bị thương nặng không thể nói được phải lập biên bản ghi nhận về việc đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?