Khi thực hiện lấy mẫu nước thải mang đi kiểm định có bắt buộc phải có mặt của chủ nguồn thải hay không?

Khi lấy mẫu nước thải mang đi kiểm định có bắt buộc phải có mặt của chủ nguồn thải hay không? Nhãn của mẫu nước thải được mang đi kiểm định phải được làm từ thời điểm nào? Dán tem niêm phong lên mẫu nước thải được đưa đi kiểm định được quy định ra sao?

Khi lấy mẫu nước thải mang đi kiểm định có bắt buộc phải có mặt của chủ nguồn thải hay không?

Căn cứ Điều 11 Thông tư 41/2020/TT-BCA quy định:

"Điều 11. Tiến hành lấy, bảo quản mẫu
1. Chuẩn bị cho việc lấy mẫu
a) Dọn sạch khu vực đã chọn làm điểm thu mẫu để loại bỏ các cặn, bùn, các lớp vi khuẩn ở trên thành cống thải, vật nổi trên mặt nước. Nếu dòng thải không có điều kiện chảy rối thì thực hiện như khoản 3 Điều 10. Khi có sự phân tầng ở dòng thải thì phải khuấy trộn đều dòng thải trước khi lấy mẫu;
b) Kiểm tra lại độ sạch của các bình chứa mẫu, dụng cụ lấy và chứa mẫu trung gian. Rà soát và chuẩn bị các dụng cụ và hóa chất để xử lý sơ bộ. Kiểm tra và chuẩn bị vật tư niêm phong. Chuẩn bị các trang thiết bị bảo hộ và các điều kiện cần thiết khác (có thể ghi và dán nhãn mẫu vào thời điểm này);
c) Lắp dụng cụ lấy mẫu (nối cán của cây lấy mẫu, buộc dây gàu), mặc bảo hộ lao động và các thiết bị bảo đảm an toàn khác.
2. Thao tác lấy mẫu
a) Việc lấy mẫu phải có mặt chủ nguồn thải hoặc người đại diện của cơ sở có nguồn thải. Trường hợp chủ nguồn thải hoặc người đại diện vắng mặt hoặc không hợp tác thì trưởng đoàn công tác có trách nhiệm lập biên bản về sự vắng mặt hoặc không hợp tác và phải có người chứng kiến việc lấy mẫu;
b) Trước khi lấy mẫu phải cho chủ nguồn thải hoặc người đại diện của cơ sở có nguồn thải hoặc người chứng kiến thấy dụng cụ lấy và chứa mẫu đảm bảo sạch, các dụng cụ và hóa chất đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu. Chụp ảnh hoặc quay phim về điểm thu mẫu và hoạt động thu mẫu;
c) Sử dụng dụng cụ lấy mẫu để múc nước thải vào dụng cụ chứa trung gian (xô bằng nhựa sạch có dung tích từ 10 đến 15 lít). Nếu chiều sâu dòng nước thải nhỏ hơn 01 mét, độ sâu lấy mẫu nước thải nằm ở 1/3 chiều sâu dòng nước thải tính từ bề mặt nước. Nếu chiều sâu dòng nước thải lớn hơn 01 mét thì lấy ở độ sâu từ 20cm đến 50cm tính từ mặt nước. Với các cửa xả thải nhỏ và dạng thác thì chọn điểm lấy mẫu ở giữa dòng nước thải. Trường hợp phải khuấy trộn dòng nước thải cho đều thì sau khi khuấy, phải để 05 phút cho cặn thô lắng xuống đáy mới tiến hành lấy mẫu. Phải lọc rác trước khi cho mẫu vào dụng cụ chứa trung gian;
d) Trường hợp lấy mẫu xác định các chất nổi và nhũ hóa thì phải tráng dụng cụ chứa trung gian bằng đầy nước thải, đổ nước tráng đi rồi lấy mẫu như bình thường.
3. Nạp mẫu vào bình chứa, xử lý mẫu sơ bộ bằng hóa chất
a) Nạp mẫu vào bình chứa: dùng ca để lấy mẫu từ dụng cụ chứa trung gian nạp vào bình chứa. Mức độ đầy vơi khi nạp mẫu vào bình chứa phải căn cứ vào quy định đối với từng loại thông số phân tích. Với những bình mẫu phải cho hóa chất bảo quản thì chỉ nạp gần đủ, rồi thực hiện bước nạp hóa chất bảo quản mẫu (xử lý mẫu sơ bộ bằng hóa chất). Lọc mẫu trước khi nạp nếu yêu cầu quy định;
b) Xử lý mẫu sơ bộ bằng hóa chất: những mẫu cần phải bảo quản bằng hóa chất thì thêm loại và lượng hóa chất theo quy định trong bảng TSNT thuộc Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc theo tiêu chuẩn quốc gia về bảo quản và xử lý mẫu nước. Hóa chất thường dùng: H2SO4 1:1; HNO3 1:1; HCl 1:1; NaOH 10 M; (CH3COO)2Zn 10%. Sau khi thêm đủ lượng hóa chất, nạp bổ sung lượng nước thải cho đến đủ hoặc đầy như quy định thì vặn chặt nút bình. Lật ngược bình chứa mẫu và lắc để kiểm tra độ kín của nắp bình, nếu có nước rỉ ra ngoài thì phải vặn chặt lại, lau khô, lắc kiểm tra lần nữa. Nếu nước vẫn rò rỉ ra ngoài thì phải thay bình chứa khác. Khi thêm hóa chất dạng lỏng, không được quá 05ml hóa chất cho 01 lít mẫu. Để đạt tới pH ≤ 2, có thể lấy lượng chính xác theo tỷ lệ 4ml axit 1:1 hay 2ml axit đậm đặc cho 01 lít mẫu."

Như vậy, khi lấy mẫu nước thải mang đi kiểm định không nhất thiết phải có mặt của chủ nguồn thải mà có thể thay vào đó là người đại diện của cơ sở có nguồn thải.

Trường hợp chủ nguồn thải hoặc người đại diện vắng mặt hoặc không hợp tác thì trưởng đoàn công tác có trách nhiệm lập biên bản về sự vắng mặt hoặc không hợp tác và phải có người chứng kiến việc lấy mẫu.

Khi thực hiện lấy mẫu nước thải mang đi kiểm định có bắt buộc phải có mặt của chủ nguồn thải hay không?

Khi thực hiện lấy mẫu nước thải mang đi kiểm định có bắt buộc phải có mặt của chủ nguồn thải hay không? (Hình từ Internet)

Nhãn của mẫu nước thải được mang đi kiểm định phải được làm từ thời điểm nào?

Tại Điều 12 Thông tư 41/2020/TT-BCA quy định về nhãn mẫu như sau:

"Điều 12. Nhãn mẫu
1. Làm nhãn mẫu ngay sau khi thêm hóa chất. Ghi mẫu theo nội dung có sẵn trên tem nhãn trắng (tên, ký hiệu mẫu, thời gian và điểm thu, chất bảo quản, cơ sở hay địa điểm thu mẫu). Ký hiệu mẫu được ghi theo quy tắc quy định tại Phụ lục 03.
Nếu mẫu thu để gửi cho đơn vị ngoài ngành Công an phân tích thì không viết tên cơ sở được thu mẫu lên nhãn, mà viết ký hiệu về tên cơ sở để đảm bảo tính bảo mật thông tin của vụ việc đang xử lý.
2. Dán nhãn lên bình chứa mẫu: nhãn phải bám chắc vào bình chứa, không để bị thấm nước, phải dùng băng dính trong suốt rộng bản (bề rộng ≥ 4cm) dán đè kín lên mặt nhãn và bao tròn hơn một vòng quanh bình chứa để cố định chặt và kín toàn bộ tem nhãn vào thành bình (nhãn mẫu có thể được ghi và dán lên bình chứa trước khi lấy mẫu)."

Làm nhãn mẫu ngay sau khi thêm hóa chất. Ghi mẫu theo nội dung có sẵn trên tem nhãn trắng (tên, ký hiệu mẫu, thời gian và điểm thu, chất bảo quản, cơ sở hay địa điểm thu mẫu). Ký hiệu mẫu được ghi theo quy tắc quy định tại Phụ lục 03.

Mẫu nước thải được đưa đi kiểm định phải được dán tem niêm phong như thế nào?

Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 41/2020/TT-BCA thì việc niêm phong mẫu nước thải đưa đi kiểm định được quy định như sau:

- Thực hiện niêm phong các mẫu con (chỉ niêm phong mẫu tổng khi thuê vận chuyển). Dùng tem niêm phong theo mẫu đã có chữ ký dán đè qua nơi tiếp giáp giữa nắp và cổ bình chứa mẫu. Dán băng dính trong suốt đè kín toàn bộ bề mặt tem niêm phong.

- Tem niêm phong phải có chữ ký của cán bộ thu mẫu và chủ nguồn thải hoặc người đại diện cơ sở có nguồn thải. Trường hợp chủ nguồn thải hoặc người đại diện cơ sở có nguồn thải vắng mặt hoặc không hợp tác thì phải có chữ ký của người chứng kiến.

Mẫu nước thải
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Điểm thu mẫu nước thải là gì? Trước khi chuẩn bị cho việc lấy mẫu nước thải thì điểm thu mẫu nước thải cần chuẩn bị như thế nào?
Pháp luật
Thu mẫu nước thải là gì? Khi nhận nhiệm vụ thu mẫu nước thải thì cán bộ kiểm định có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Họng xả thải là gì? Vị trí tại họng xả thải làm điểm thu mẫu nước thải được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đối với mẫu nước thải thì cần kiểm định những thông số gì và phương pháp kiểm định như thế nào?
Pháp luật
Khi thực hiện lấy mẫu nước thải mang đi kiểm định có bắt buộc phải có mặt của chủ nguồn thải hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mẫu nước thải
3,112 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mẫu nước thải
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào