Khi thực hiện kiểm tra công tác bồi dưỡng cán bộ nhà nước thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra dựa trên những nội dung nào?
Việc kiểm tra công tác bồi dưỡng cán bộ nhà nước cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Quy định 179-QĐ/TW năm 2019 quy định về nguyên tắc thực hiện công tác kiểm tra công tác bồi dưỡng cán bộ như sau:
Nguyên tắc thực hiện
1. Kiểm tra, giám sát công tác cán bộ phải tuân thủ Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng, bảo đảm sự thống nhất quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác cán bộ và kiểm tra, giám sát công tác cán bộ.
2. Khi phát hiện tổ chức, cá nhân có vi phạm trong công tác cán bộ phải tiến hành kiểm tra, kết luận và xử lý nghiêm minh, chính xác, kịp thời.
3. Các cấp ủy, tổ chức đảng phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, tự kiểm tra và tổ chức kiểm tra, giám sát công tác cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Theo đó, khi thực hiện kiểm tra công tác bồi dưỡng cán bộ nhà nước thì cần phải tuân thủ Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng, bảo đảm sự thống nhất quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác cán bộ và kiểm tra, giám sát công tác cán bộ.
Trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân có vi phạm trong công tác cán bộ phải tiến hành kiểm tra, kết luận và xử lý nghiêm minh, chính xác, kịp thời.
Các cấp ủy, tổ chức đảng phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, tự kiểm tra và tổ chức kiểm tra, giám sát công tác cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Kiểm tra công tác bồi dưỡng cán bộ nhà nước (hình từ Internet)
Việc kiểm tra công tác bồi dưỡng cán bộ nhà nước nhằm mục đích gì?
Căn cứ Điều 2 Quy định 179-QĐ/TW năm 2019 quy định về mục đích thực hiện công tác kiểm tra như sau:
Mục đích
1. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, sự đoàn kết thống nhất; giữ gìn kỷ luật, kỷ cương của Đảng trong công tác cán bộ.
2. Đánh giá đúng công tác cán bộ, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, bảo đảm công tác cán bộ được thực hiện đúng quy định.
3. Góp phần chủ động phòng ngừa, ngăn chặn chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ; sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong cán bộ, đảng viên; kịp thời phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt đối với các tập thể và cá nhân.
...
Như vậy, việc nâng kiểm tra công tác bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, sự đoàn kết thống nhất; giữ gìn kỷ luật, kỷ cương của Đảng trong công tác cán bộ.
Đánh giá đúng công tác cán bộ, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, bảo đảm công tác cán bộ được thực hiện đúng quy định.
Ngoài ra, việc kiểm tra công tác còn góp phần chủ động phòng ngừa, ngăn chặn chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ; sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong cán bộ, đảng viên; kịp thời phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt đối với các tập thể và cá nhân.
Khi thực hiện kiểm tra công tác bồi dưỡng cán bộ nhà nước thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra dựa trên những nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Quy định 179-QĐ/TW năm 2019 quy định về nội dung kiểm tra công tác bồi dưỡng cán bộ như sau:
Nội dung kiểm tra
...
2. Đối với cấp ủy, tổ chức đảng
...
2.3. Kiểm tra về công tác quy hoạch cán bộ
- Việc rà soát, thẩm định cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch.
- Việc bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ, năng lực, uy tín cán bộ trước khi quy hoạch.
- Việc quy hoạch gắn với luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ.
2.4. Kiểm tra công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
- Việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch và theo chức danh.
- Việc bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng.
- Việc chuẩn hoá trình độ, kiến thức cho cán bộ đương chức và cán bộ dự nguồn trong quy hoạch.
- Việc thực hiện chế độ học tập, bồi dưỡng hằng năm đối với cán bộ.
2.5. Kiểm tra công tác bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử
- Việc thực hiện nguyên tắc, trách nhiệm, thẩm quyền bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử và phong, thăng quân hàm.
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thi tuyển để bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý.
- Việc bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử.
- Việc thực hiện quy trình giới thiệu cán bộ ứng cử, bầu cử và bổ nhiệm.
- Việc thực hiện các quy định về kê khai, thẩm tra việc kê khai tài sản của cán bộ được giới thiệu ứng cử, bầu cử, bổ nhiệm và phong, thăng quân hàm, khen thưởng huân chương bậc cao.
...
Từ quy định trên thì khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra công tác bồi dưỡng cán bộ thì sẽ dựa trên những nội dung sau:
- Việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch và theo chức danh.
- Việc bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng.
- Việc chuẩn hoá trình độ, kiến thức cho cán bộ đương chức và cán bộ dự nguồn trong quy hoạch.
- Việc thực hiện chế độ học tập, bồi dưỡng hằng năm đối với cán bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?