Khi thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính nếu vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giám định tối đa là bao lâu?
- Khi thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính nếu vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giám định tối đa là bao lâu?
- Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính được tính từ ngày nào?
- Giám định viên tư pháp khi thực hiện giám định có được sử dụng kết quả thực nghiệm do tổ chức khác thực hiện để phục vụ cho việc giám định không?
Khi thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính nếu vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giám định tối đa là bao lâu?
Thời hạn giám định tư pháp trong trường hợp vụ việc có tính chất phức tạp được quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 40/2022/TT-BTC như sau:
Thời hạn giám định tư pháp
1. Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính tối đa không quá 03 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp vụ việc giám định có từ 02 nội dung giám định khác nhau trong lĩnh vực tài chính quy định tại Điều 3 Thông tư này trở lên hoặc có tính chất phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn, liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc phụ thuộc vào kết quả giám định của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn giám định tối đa không quá 04 tháng.
3. Thời hạn giám định tư pháp có thể được gia hạn theo quyết định của cơ quan trưng cầu giám định nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa được quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, theo quy định, khi thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính trường hợp vụ việc giám định có tính chất phức tạp thì thời hạn giám định tối đa không quá 04 tháng.
Khi thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính nếu vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giám định tối đa là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính được tính từ ngày nào?
Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính được quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư 40/2022/TT-BTC như sau:
Thời hạn giám định tư pháp
...
4. Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính được tính từ ngày cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định và kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật cần thiết cho việc giám định.
Trong quá trình thực hiện giám định, trường hợp cần phải bổ sung thêm hồ sơ, tài liệu làm cơ sở cho việc giám định thì cá nhân, tổ chức được trưng cầu có văn bản đề nghị người đã trưng cầu giám định bổ sung hồ sơ, tài liệu. Thời gian từ khi cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định có văn bản đề nghị đến khi nhận được hồ sơ, tài liệu bổ sung không tính vào thời hạn giám định.
5. Trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở cho rằng vụ việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người trưng cầu giám định và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định.
Như vậy, theo quy định, thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính được tính từ ngày cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định và kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật cần thiết cho việc giám định.
Lưu ý: Trong quá trình thực hiện giám định, trường hợp cần phải bổ sung thêm hồ sơ, tài liệu làm cơ sở cho việc giám định thì cá nhân, tổ chức được trưng cầu có văn bản đề nghị người đã trưng cầu giám định bổ sung hồ sơ, tài liệu.
Thời gian từ khi cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định có văn bản đề nghị đến khi nhận được hồ sơ, tài liệu bổ sung sẽ không tính vào thời hạn giám định.
Giám định viên tư pháp khi thực hiện giám định có được sử dụng kết quả thực nghiệm do tổ chức khác thực hiện để phục vụ cho việc giám định không?
Quyền của giám định viên tư pháp khi thực hiện giám định được quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư 40/2022/TT-BTC như sau:
Trình tự thực hiện giám định tư pháp
...
2. Trường hợp có thay đổi người thực hiện giám định, cơ quan, đơn vị được trưng cầu giám định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người trưng cầu giám định biết.
3. Trong quá trình thực hiện, người thực hiện giám định phải lập văn bản ghi nhận quá trình và kết quả thực hiện giám định theo quy định tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp và Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc khi thực hiện giám định tư pháp có quyền sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác có đủ điều kiện, năng lực phù hợp theo quy định tại Thông tư này thực hiện nhằm phục vụ cho việc giám định.
5. Việc phối hợp trong khi thực hiện công tác giám định tư pháp được thực hiện theo văn bản của cấp có thẩm quyền quy định về công tác phối hợp và trách nhiệm trong hoạt động trưng cầu giám định tư pháp.
Như vậy, theo quy định, giám định viên tư pháp khi thực hiện giám định tư pháp có quyền sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác có đủ điều kiện, năng lực phù hợp theo quy định tại Thông tư 40/2022/TT-BTC thực hiện nhằm phục vụ cho việc giám định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?