Khi thiết lập thiết kế kỹ thuật lưới tọa độ quốc gia thì sẽ ưu tiên thực hiện theo quy chuẩn Việt Nam hay quy định của Điều ước quốc tế?
Lưới tọa độ quốc gia là gì?
Khái niệm về lưới tọa độ quốc gia được quy định tại Mục 1 Phần II Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BTNMT như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
1. Quy định chung về lưới tọa độ quốc gia
1.1. Lưới tọa độ quốc gia là lưới khống chế tọa độ cơ bản, thống nhất trong toàn quốc phục vụ cho các nghiên cứu khoa học, đo vẽ bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, thành lập cơ sở dữ liệu địa lý và các loại bản đồ chuyên đề khác.
1.2. Lưới tọa độ quốc gia bao gồm: Lưới tọa độ cấp 0, lưới tọa độ hạng I, lưới tọa độ hạng II và lưới tọa độ hạng III khác nhau về độ chính xác, mật độ phân bố điểm, mục đích sử dụng, phương pháp xây dựng và trình tự phát triển của lưới. Lưới tọa độ hạng I là mạng lưới hiện đang tồn tại nhưng không xây dựng lại do vậy trong phạm vi của quy chuẩn này chỉ đưa ra các quy định kỹ thuật cụ thể cho lưới tọa độ cấp 0, hạng II và hạng III.
1.3. Lưới tọa độ quốc gia được xây dựng chủ yếu bằng công nghệ GNSS.
1.4. Lưới tọa độ quốc gia được tính toán trong Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ VN-2000, có điểm gốc là N00. Độ cao của các điểm trong lưới tọa độ quốc gia được tính theo hệ độ cao quốc gia. Riêng lưới tọa độ cấp 0 được tính toán trong hai hệ tọa độ: VN-2000 và ITRF.
...
Theo đó, lưới tọa độ quốc gia là lưới khống chế tọa độ cơ bản, thống nhất trong toàn quốc phục vụ cho các nghiên cứu khoa học, đo vẽ bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, thành lập cơ sở dữ liệu địa lý và các loại bản đồ chuyên đề khác.
Lưới tọa độ quốc gia bao gồm:
- Lưới tọa độ cấp 0,
- Lưới tọa độ hạng I,
- Lưới tọa độ hạng II,
- Lưới tọa độ hạng III.
Các lưới tọa độ này khác nhau về độ chính xác, mật độ phân bố điểm, mục đích sử dụng, phương pháp xây dựng và trình tự phát triển của lưới.
Lưới tọa độ hạng I là mạng lưới hiện đang tồn tại nhưng không xây dựng lại do vậy trong phạm vi của quy chuẩn này chỉ đưa ra các quy định kỹ thuật cụ thể cho lưới tọa độ cấp 0, hạng II và hạng III.
Khi thiết lập thiết kế kỹ thuật lưới tọa độ quốc gia thì sẽ ưu tiên thực hiện theo quy chuẩn Việt Nam hay quy định của Điều ước quốc tế? (Hình từ Internet)
Việc thiết lập thiết kế kỹ thuật lưới tọa độ quốc gia là nhằm mục đích gì? Cần phải chuẩn bị gì trước khi lập thiết kế?
Mục đích thiết kế lưới tọa độ quốc gia được quy định tại mục 2 Phần II Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BTNMT cụ thể:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2. Thiết kế lưới tọa độ quốc gia
2.1. Việc thiết kế kỹ thuật lưới tọa độ nhằm đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và đảm bảo tính thống nhất cho toàn bộ mạng lưới tọa độ quốc gia đồng thời là cơ sở cho việc dự toán kinh phí triển khai. Lưới tọa độ chỉ được thi công khi thiết kế kỹ thuật – dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.2. Trước khi lập thiết kế kỹ thuật phải tiến hành điều tra, thu thập, nghiên cứu và phân tích các tài liệu có liên quan trong phạm vi khu đo, bao gồm:
a) Hiện trạng mạng lưới tọa độ, độ cao có trong khu đo: Sơ đồ lưới; ghi chú điểm, giá trị tọa độ, độ cao;
b) Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 (khi thiết kế lưới tọa độ hạng II, lưới tọa độ hạng III) hoặc 1/1.000.000 (khi thiết kế lưới tọa độ cấp 0) trong phạm vi khu đo;
c) Các tài liệu khác về giao thông, thủy hệ, chất đất, đặc điểm dân cư, kinh tế, xã hội.
...
Từ quy chuẩn vừa nêu thì việc thiết kế kỹ thuật lưới tọa độ quốc gia là nhằm đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và đảm bảo tính thống nhất cho toàn bộ mạng lưới tọa độ quốc gia đồng thời là cơ sở cho việc dự toán kinh phí triển khai.
Trước khi lập thiết kế kỹ thuật phải tiến hành điều tra, thu thập, nghiên cứu và phân tích các tài liệu có liên quan trong phạm vi khu đo, bao gồm:
- Hiện trạng mạng lưới tọa độ, độ cao có trong khu đo: Sơ đồ lưới; ghi chú điểm, giá trị tọa độ, độ cao;
- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 (khi thiết kế lưới tọa độ hạng II, lưới tọa độ hạng III) hoặc 1/1.000.000 (khi thiết kế lưới tọa độ cấp 0) trong phạm vi khu đo;
- Các tài liệu khác về giao thông, thủy hệ, chất đất, đặc điểm dân cư, kinh tế, xã hội.
LƯU Ý: Lưới tọa độ chỉ được thi công khi thiết kế kỹ thuật – dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khi thiết lập thiết kế kỹ thuật lưới tọa độ quốc gia thì sẽ ưu tiên thực hiện theo quy chuẩn Việt Nam hay quy định của Điều ước quốc tế?
Việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới tọa độ được quy định tại mục 2 Phần I Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BTNMT về xây dựng lưới tọa độ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật trong việc xây dựng lưới tọa độ quốc gia và là một thành phần của chuẩn hệ quy chiếu tọa độ quốc gia.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ ở đất liền, vùng trời và vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi có hoạt động liên quan đến việc xây dựng lưới tọa độ quốc gia. Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của quy chuẩn này thì áp dụng các quy định của Điều ước quốc tế đó.
...
Như vậy, trong trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác việc lập thiết kế kỹ thuật mạng lưới quốc gia so với quy định của quy chuẩn Việt Nam thì sẽ ưu tiên áp dụng các quy định của Điều ước quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?