Khi thiết kế kết cấu thép các công trình xây dựng dân dụng phải đảm bảo các quy định chung nào?

Thiết kế kết cấu thép các công trình xây dựng dân dụng được đo theo đơn vị nào? Khi thiết kế kết cấu thép các công trình xây dựng dân dụng phải đảm bảo các quy định chung nào? Thắc mắc đến từ bạn L.O ở Vũng Tàu.

Khi thiết kế kết cấu thép các công trình xây dựng dân dụng phải đảm bảo các quy định chung nào?

Quy định chung khi thiết kế kết cấu thép các công trình xây dựng dân dụng căn cứ theo tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5575 : 2012 cụ thể:

Nguyên tắc chung
4.1 Các qui định chung
4.1.1 Khi thiết kế kết cấu thép của một số loại công trình chuyên dụng như kết cấu lò cao, công trình thủy công, công trình ngoài biển hoặc kết cấu thép có tính chất đặc biệt như kết cấu thành mỏng, kết cấu thép tạo hình nguội, kết cấu ứng lực trước, kết cấu không gian, v.v…, cần theo những yêu cầu riêng qui định trong các tiêu chuẩn chuyên ngành.
4.1.2 Kết cấu thép phải được thiết kế đạt yêu cầu chung qui định trong Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam là đảm bảo an toàn chịu lực và đảm bảo khả năng sử dụng bình thường trong suốt thời hạn sử dụng công trình.
4.1.3 Khi thiết kế kết cấu thép còn cần tuân thủ các tiêu chuẩn tương ứng về phòng chống cháy, về bảo vệ chống ăn mòn. Không được tăng bề dày của thép với mục đích bảo vệ chống ăn mòn hoặc nâng cao khả năng chống cháy của kết cấu.
4.1.4 Khi thiết kế kết cấu thép cần phải:
Tiết kiệm vật liệu thép;
Ưu tiên sử dụng các loại thép do Việt Nam sản xuất;
Lựa chọn sơ đồ kết cấu hợp lí, tiết diện cấu kiện hợp lí về mặt kinh tế - kĩ thuật;
Ưu tiên sử dụng công nghệ chế tạo tiên tiến như hàn tự động, hàn bán tự động, bulông cường độ cao;
Chú ý việc công nghiệp hóa cao quá trình sản xuất và dựng lắp, sử dụng những liên kết dựng lắp liên tiếp như liên kết mặt bích, liên kết bulông cường độ cao; cũng có thể dùng liên kết hàn để lắp nếu có căn cứ hợp lí;
Kết cấu phải có cấu tạo để dễ quan sát, làm sạch bụi, sơn, tránh tụ nước. Tiết diện hình ống phải được bịt kín hai đầu.
...

Theo đó, khi thiết kế kết cấu thép các công trình xây dựng dân dụng phải đảm bảo các quy định chung sau:

- Tiết kiệm vật liệu thép;

- Ưu tiên sử dụng các loại thép do Việt Nam sản xuất;

- Lựa chọn sơ đồ kết cấu hợp lí, tiết diện cấu kiện hợp lí về mặt kinh tế - kĩ thuật;

- Ưu tiên sử dụng công nghệ chế tạo tiên tiến như hàn tự động, hàn bán tự động, bulông cường độ cao;

- Chú ý việc công nghiệp hóa cao quá trình sản xuất và dựng lắp, sử dụng những liên kết dựng lắp liên tiếp như liên kết mặt bích, liên kết bulông cường độ cao; cũng có thể dùng liên kết hàn để lắp nếu có căn cứ hợp lí;

- Kết cấu phải có cấu tạo để dễ quan sát, làm sạch bụi, sơn, tránh tụ nước. Tiết diện hình ống phải được bịt kín hai đầu.

Khi thiết kế kết cấu thép còn cần tuân thủ các tiêu chuẩn tương ứng về phòng chống cháy, về bảo vệ chống ăn mòn.

Không được tăng bề dày của thép với mục đích bảo vệ chống ăn mòn hoặc nâng cao khả năng chống cháy của kết cấu.

Kết cấu thép phải được thiết kế đạt yêu cầu chung qui định trong Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam là đảm bảo an toàn chịu lực và đảm bảo khả năng sử dụng bình thường trong suốt thời hạn sử dụng công trình.

Lưu ý: Khi thiết kế kết cấu thép của một số loại công trình chuyên dụng như kết cấu lò cao, công trình thủy công, công trình ngoài biển hoặc kết cấu thép có tính chất đặc biệt như kết cấu thành mỏng, kết cấu thép tạo hình nguội, kết cấu ứng lực trước, kết cấu không gian, v.v…, cần theo những yêu cầu riêng qui định trong các tiêu chuẩn chuyên ngành.

Thiết kế kết cấu thép các công trình xây dựng dân dụng

Thiết kế kết cấu thép (Hình từ Internet)

Các yêu cầu khi thiết kế kết cấu thép các công trình xây dựng dân dụng được quy định như thế nào?

Các yêu cầu khi thiết kế kết cấu thép các công trình xây dựng dân dụng được quy định theo tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5575 : 2012 cụ thể:

Nguyên tắc chung
...
4.2 Các yêu cầu đối với thiết kế
4.2.1 Kết cấu thép phải được tính toán với tổ hợp tải trọng bất lợi nhất, kể cả tải trọng theo thời gian và mọi yếu tố tác động khác. Việc xác định nội lực có thể thực hiện theo phương pháp phân tích đàn hồi hoặc phân tích dẻo.
Trong phương pháp đàn hồi, các cấu kiện thép được giả thiết là luôn đàn hồi dưới tác dụng của tải trọng tính toán, sơ đồ kết cấu là sơ đồ ban đầu không biến dạng.
Trong phương pháp phân tích dẻo, cho phép kể đến biến dạng không đàn hồi của thép trong một bộ phận hay toàn bộ kết cấu, nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
Giới hạn chảy của thép không được lớn quá 450 MPa, có vùng chảy dẻo rõ rệt;
Kết cấu chỉ chịu tải trọng tác dụng tĩnh (không có tải trọng động lực hoặc va chạm hoặc tải trọng lặp gây mỏi);
Cấu kiện sử dụng thép cán nóng, có tiết diện đối xứng.
4.2.2 Các cấu kiện thép hình phải được chọn theo tiết diện nhỏ nhất thỏa mãn các yêu cầu của Tiêu chuẩn này. Tiết diện của cấu kiện tổ hợp được thiết lập theo tính toán sao cho ứng suất không lớn hơn 95% cường độ tính toán của vật liệu.
4.2.3 Trong các bản vẽ thiết kế kết cấu thép và văn bản đặt hàng vật liệu thép, phải ghi rõ mác và tiêu chuẩn tương ứng của thép làm kết cấu và thép làm liên kết, yêu cầu phải đảm bảo tính năng cơ học hay về thành phần hóa học hoặc cả hai, cũng như những yêu cầu riêng đối với vật liệu được qui định trong các tiêu chuẩn kĩ thuật Nhà nước hoặc của nước ngoài.

Như vậy, các yêu cầu khi thiết kế kết cấu thép các công trình xây dựng dân dụng được quy định như trên.

Thiết kế kết cấu thép các công trình xây dựng dân dụng được đo theo đơn vị nào?

Đơn vị đo khi thiết kế kết cấu thép các công trình xây dựng dân dụng quy định ở tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5575 : 2012 như sau:

Đơn vị đo và ký hiệu
3.1 Đơn vị đo
Tiêu chuẩn này sử dụng các đơn vị đo theo hệ SI, cụ thể là đơn vị dài: mét (m); đơn vị lực: niutơn (N); đơn vị ứng suất: pascan (Pa); đơn vị khối lượng: kilogam (kg); thời gian: giây (s).
...

Theo đó, các đơn vị đo thiết kế kết cấu thép các công trình xây dựng dân dụng theo hệ SI.

Cụ thể là đơn vị dài: mét (m);

Đơn vị lực: niutơn (N);

Đơn vị ứng suất: pascan (Pa);

Đơn vị khối lượng: kilogam (kg);

Thời gian: giây (s).

Lưu ý: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5575 : 2012 dùng để thiết kế kết cấu thép các công trình xây dựng dân dụng, công nghệ.

Tiêu chuẩn này không dùng để thiết kế các công trình giao thông, thủy lợi như các loại cầu, công trình trên đường, cửa van, đường ống, v.v…

Công trình dân dụng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phân loại công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị
Pháp luật
Công tác láng trong các công trình xây dựng dân dụng phải đảm bảo được những yêu cầu kỹ thuật nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9254-1:2012 yêu cầu về cấu trúc bảng từ vựng đối với nhà và công trình dân dụng như thế nào?
Pháp luật
Công trình dân dụng, công trình công nghiệp và công trình quốc phòng, an ninh bao gồm những công trình nào theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Công trình sử dụng cho mục đích dân dụng là gì? Có bao nhiêu loại công trình dân dụng theo quy định hiện nay?
Pháp luật
TCXD 29:1991 về chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng - tiêu chuẩn thiết kế như thế nào?
Pháp luật
Khi thiết kế kết cấu thép các công trình xây dựng dân dụng phải đảm bảo các quy định chung nào?
Pháp luật
Nguyên tắc phân loại công trình dân dụng là gì? Phân cấp công trình dân dụng thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình dân dụng
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,145 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình dân dụng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công trình dân dụng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào