Khi thi đấu cầu mây thì trang phục của các cầu thủ được quy định như thế nào? Khi thi đấu cầu mây thì người giao cầu đứng ở đâu?
Khi thi đấu cầu mây thì trang phục của các cầu thủ được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Luật Cầu mây ban hành kèm theo Quyết định 2087/QĐ-UBTDTT năm 2002, có quy định về trang phục của đấu thủ như sau:
Trang phục của đấu thủ
6.1. Đấu thủ nam phải mặc áo phông dệt kim quần soóc và giày thể thao. Đấu thủ nữ mặc áo phông cổ tròn có tay, quần soóc dài tối thiểu đến đầu gối và đi giày thể thao có đế cao su. Cấm các đấu thủ mang, mặc bất cứ vật gì gây nguy hiểm cho đối phương trong khi thi đấu. Khi trời lạnh các đấu thủ được phép mặc quần áo thể thao dài.
6.2. Trang phục của đấu thủ được coi là một phần cơ thể của đấu thủ. Áo phải được bỏ vào trong quần.
6.3. Cấm bất cứ vật trợ giúp gì làm tăng tốc độ của cầu hoặc trợ giúp sự di chuyển của đấu thủ.
6.4. Đội trưởng của mỗi đội phải đeo băng đội trưởng ở cánh tay trái.
6.5. Áo của đấu thủ phải có số ở sau lưng và phía trước. Mỗi đấu thủ được ấn định một số áo cố định trong suốt giải. Mỗi đội được sử dụng số từ 1 đến 15. Độ cao tối thiểu của số ở sau lưng là 0,19m và ở đằng trước là 0,10m.
Như vậy, theo quy định trên thì đấu thủ nam phải mặt áo phông dệt kim quần soóc và giày thể thao, đấu thủ nữ mặc áo phông cổ tròn có tay quần soóc dài tối thiểu đến đầu gối và đi giày thể thao có đế cao su. Áo cầu thủ phải có số sau lưng và đội trưởng của mỗi đội phải đeo băng đội trưởng ở cánh tay trái.
Thi đấu cầu mây (Hình từ Internet)
Khi thi đấu cầu mây thì người giao cầu đứng ở đâu?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Cầu mây ban hành kèm theo Quyết định 2087/QĐ-UBTDTT năm 2002, có quy định về vị trí của các đấu thủ khi giao cầu.
Vị trí của các đấu thủ khi giao cầu
10.1. Khi bắt đầu trận đấu, các đấu thủ của mỗi đội phải đứng ở vị trí tương ứng trên phần sân của mình trong tư thế sẵn sàng.
10.2. Đấu thủ giao cầu (Tekong) phải đặt chân trụ trong vòng tròn giao cầu và chân phát cầu ở ngoài vòng tròn.
10.3. Hai đấu thủ cánh của bên giao cầu phải đứng trong vòng tròn tung cầu tương ứng (1/4 vòng tròn).
10.4. Đấu thủ đối phương được tự do di chuyển trong phần sân của mình.
Như vậy, theo quy định trên thì khi đấu thủ giao cầu thì đấu thủ phải đặt chân trụ trong vòng tròn giao cầu và chân phát cầu ở ngoài vòng tròn.
Trong quá trình thi đấu cầu mây thì người giao cầu mà cầu chạm lưới thì có được xem là giao cầu hợp lệ không?
Căn cứ tại Điều 11 Luật Cầu mây ban hành kèm theo Quyết định 2087/QĐ-UBTDTT năm 2002, có quy định về bắt đầu trận đấu và giao cầu như sau:
Bắt đầu trận đấu và giao cầu
11.1. Bên giao cầu trước sẽ bắt đầu hiệp đấu đầu tiên. Bên nào thắng trong hiệp đấu đầu tiên sẽ có quyền tiếp tục giao cầu ở hiệp II.
11.2. Phải tung cầu ngay khi trọng tài công bố điểm. Nếu đấu thủ tung cầu trước khi trọng tài công bố điểm thì quả đó phải tung lại và trọng tài cảnh cáo đấu thủ tung cầu.
11.3. Trong khi giao cầu, ngay khi đấu thủ giao cầu đá vào quả cầu, tất cả các đấu thủ được phép di chuyển tự do trên phần sân của mình.
11.4. Phát cầu hợp lệ khi cầu bay qua lưới, dù có chạm lưới hay không, và trong phạm vi 2 đường giới hạn trên lưới và các đường biên trên phần sân đối phương.
Như vậy, theo quy định trên thì quá trình thi đấu cầu mây thì người giao cầu mà cầu chạm lưới thì vẫn là giao cầu hợp lệ.
Khi thi đấu cầu mây thì có những lỗi gì?
Căn cứ tại Điều 12 Luật Cầu mây ban hành kèm theo Quyết định 2087/QĐ-UBTDTT năm 2002, có quy định các lỗi như sau:
Các lỗi
12.1. Lỗi của bên giao cầu trong khi giao cầu
12.1.1. Đấu thủ tung cầu thực hiện động tác với cầu như (tung cầu, đập cầu, tung cầu cho đấu thủ cánh bên kia,...) sau khi trọng tài đã công bố điểm.
12.1.2. Đấu thủ tung cầu nhấc chân, dẫm lên vạch bước qua vạch hay chạm vào lưới trong khi tung cầu.
12.1.3. Đấu thủ giao cầu nhẩy lên khỏi sàn để thực hiện giao cầu.
12.1.4. Đấu thủ giao cầu không đá cầu khi cầu được tung đến.
12.1.5. Quả cầu chạm vào đồng đội của đấu thủ giao cầu trước khi bay sang phần sân đối phương.
12.1.6. Quả cầu bay qua lưới nhưng rơi ra ngoài sân.
12.1.7. Cầu không bay sang phần sân đối phương.
12.2. Lỗi của bên nhận cầu giao cầu trong khi giao cầu
Có hành vi gây mất tập trung làm ồn hoặc la hét nhằm vào đối thủ.
12.3. Lỗi đối với cả hai bên trong trận đấu
12.3.1. Đấu thủ chạm cầu ở bên sân đối phương.
12.3.2. Để bất cứ bộ phận nào của cơ thể sang phần sân đối phương dù ở trên hay dưới lưới trừ trường hợp theo đường cầu.
12.3.3. Chạm cầu quá 3 lần liên tiếp.
12.3.4. Cầu chạm cánh tay.
12.3.5. Dừng hay giữ cầu dưới cánh tay, giữa 2 chân hoặc trên người.
12.3.6. Bất cứ phần nào của cơ thể hay trang phục của đấu thủ như: Giày, áo, băng đầu chạm vào lưới hay cột lưới hoặc ghế của trọng tài hay rơi sang phần sân đối phương.
12.3.7. Cầu chạm vào trần nhà, mái nhà hoặc tường hay bất cứ vật cản nào khác.
Như vậy, những lỗi khi thi đấu cầu mây gồm những lỗi được quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?