Khi thành viên thực hiện rút vốn thì công ty TNHH có cần phải giảm vốn điều lệ để giữ đúng tỷ lệ góp vốn ban đầu của các thành viên khác không?
- Thành viên công ty TNHH có thể giảm phần vốn góp khi công ty vừa đăng ký thành lập hay không?
- Các hình thức rút vốn khỏi công ty TNHH? Khi thực hiện rút vốn thì công ty có cần phải giảm vốn điều lệ để giữ đúng tỷ lệ góp vốn ban đầu của các thành viên khác không?
- Việc giảm vốn điều lệ có phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh hay không?
Thành viên công ty TNHH có thể giảm phần vốn góp khi công ty vừa đăng ký thành lập hay không?
Căn cứ Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về góp vốn thành lập công ty như sau:
Góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
...
2. Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.
3. Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì được xử lý như sau:
a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
b) Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
c) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
4. Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.
...
Theo đó, nếu công ty đã thành lập và đi vào hoạt động chưa tới 90 ngày thì thành viên công ty TNHH có thể giảm phần vốn mình đã góp. Quy định không bắt buộc các thành viên còn lại cũng phải giảm phần vốn trong trường hợp này.
Công ty TNHH (Hình từ Internet)
Các hình thức rút vốn khỏi công ty TNHH? Khi thực hiện rút vốn thì công ty có cần phải giảm vốn điều lệ để giữ đúng tỷ lệ góp vốn ban đầu của các thành viên khác không?
Căn cứ khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về trường hợp mà công ty TNHH có thể giảm vốn điều lệ như sau:
Tăng, giảm vốn điều lệ
...
3. Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
b) Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật này;
c) Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật này.
...
Tại khoản 1 Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc công ty TNHH mua lại phần vốn góp như sau:
Mua lại phần vốn góp
1. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:
a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
b) Tổ chức lại công ty;
c) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Khoản 1 Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng có quy định về việc thành viên công ty TNHH thực hiện chuyển nhượng vốn góp cho người khác, cụ thể
Chuyển nhượng phần vốn góp
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
a) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;
b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.
Theo đó, thành viên công ty TNHH góp vốn chỉ rút vốn ra khỏi công ty bằng các cách sau:
- Công ty mua lại phần vốn góp theo Điều 51 Luật doanh nghiệp.
- Chuyển nhượng vốn góp.
- Công ty hoàn trả một phần vốn góp cho các thành viên theo tỷ lệ vốn góp của các thành viên nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên.
Theo đó, đối với phương án hoàn trả một phần vốn góp mới cần giảm của các thành viên khác để đúng tỉ lệ ban đầu.
Nếu anh chọn cách khác thì công ty không cần phải giảm vốn điều lệ để bảo đảm tỷ lệ vốn góp của các thành viên khác.
Việc giảm vốn điều lệ có phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc thông báo giảm vốn điều lệ như sau:
Tăng, giảm vốn điều lệ
...
4. Trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ đã được thanh toán xong, công ty phải thông báo bằng văn bản về tăng, giảm vốn điều lệ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
b) Vốn điều lệ, số vốn đã tăng hoặc giảm;
c) Thời điểm và hình thức tăng hoặc giảm vốn;
d) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
...
Theo đó, việc công ty TNHH giảm vốn điều lệ phải thông báo bằng văn bản về tăng, giảm vốn điều lệ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
- Vốn điều lệ, số vốn đã tăng hoặc giảm;
- Thời điểm và hình thức tăng hoặc giảm vốn;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?