Khi tham gia phiên tòa xét xử dân sự thì có được phép dùng điện thoại ghi âm, ghi hình nội dung phiên tòa hay không? Nội quy phiên tòa quy định những gì?
Nội quy phiên tòa xét xử quy định những gì?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 234 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định nội quy phiên tòa xét xử như sau:
Nội quy phiên tòa
1. Khi vào phòng xử án, mọi người đều phải chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa.
2. Nghiêm cấm mang vào phòng xử án vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu và tài liệu, đồ vật khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
3. Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút trước giờ khai mạc phiên tòa và ngồi đúng vị trí trong phòng xử án theo hướng dẫn của Thư ký phiên tòa; trường hợp đến muộn thì phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa thông qua lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
4. Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa về khu vực tác nghiệp. Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ.
5. Mọi người tham dự phiên tòa phải có trang phục nghiêm chỉnh; có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa.
6. Không đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án, trừ trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa; không sử dụng điện thoại di động, không hút thuốc, không ăn uống trong phòng xử án hoặc có hành vi khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa.
7. Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải có mặt tại phiên tòa trong suốt thời gian xét xử vụ án, trừ trường hợp được chủ tọa phiên tòa đồng ý cho rời khỏi phòng xử án khi có lý do chính đáng.
Người dưới mười sáu tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa.
8. Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án, trừ trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa.
9. Chỉ những người được Hội đồng xét xử đồng ý mới được hỏi, trả lời hoặc phát biểu. Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp vì lý do sức khỏe được chủ tọa phiên tòa đồng ý cho ngồi để hỏi, trả lời, phát biểu."
Như vậy, nội quy phiên tòa xét xử được quy định như trên.
Khi tham gia phiên tòa xét xử dân sự thì có được phép dùng điện thoại ghi âm, ghi hình nội dung phiên tòa hay không? (Hình từ Internet)
Khi tham gia phiên tòa xét xử dân sự thì có được phép dùng điện thoại ghi âm, ghi hình nội dung phiên tòa hay không?
Hiện tại thì không có quy định được phép hoặc không được phép khi ghi âm, ghi hình phiên tòa đối những những đương sự hoặc những đối tượng tham gia phiên tòa khác. Tuy nhiên căn cứ khoản 6 Điều 234 nêu trên:
6. Không đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án, trừ trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa; không sử dụng điện thoại di động, không hút thuốc, không ăn uống trong phòng xử án hoặc có hành vi khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa.
Vậy khi tham gia phiên tòa xét xử, không được phép sử dụng điện thoại di động, trường hợp sử dụng công cụ ghi âm, ghi hình khác thì chủ tọa phiên tòa sẽ xem xét có ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa hay không mà cho phép hoặc không cho phép thực hiện việc ghi âm, ghi hình.
Và nếu đã được ghi âm, ghi hình nội dung phiên tòa thì cũng phải tuân thủ quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh, nếu gây thiệt hại, ảnh hưởng quyền và lợi ích của những người có liên quan thì cũng phải chịu trách nhiệm tương ứng.
Bên cạnh đó, Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định như sau:
Biên bản phiên tòa
1. Biên bản phiên tòa phải ghi đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Các nội dung chính trong quyết định đưa vụ án ra xét xử quy định tại khoản 1 Điều 220 của Bộ luật này;
b) Mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa;
c) Các câu hỏi, câu trả lời và phát biểu tại phiên tòa.
2. Ngoài việc ghi biên bản phiên tòa, Hội đồng xét xử có thể thực hiện việc ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên tòa.
3. Sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký phiên tòa ký biên bản đó.
4. Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có quyền được xem biên bản phiên tòa ngay sau khi kết thúc phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận.
Về việc ghi lại các diễn biến tại phiên tòa thì khoản 1 Điều 236 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: mọi diễn biến phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa được ghi lại thành Biên bản phiên tòa.
Đối với những người tham gia tố tụng thì có quyền được xem biên bản phiên toà ngay sau khi kết thúc phiên toà, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên toà và ký xác nhận.
Ngoài ra, bên cạnh việc ghi biên bản phiên toà thì việc ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên toà chỉ có thể được tiến hành khi được sự đồng ý của Hội đồng xét xử. (khoản 4 Điều 234 Bộ luật Dân sự 2015).
Hội đồng xét xử có được cho nghe băng ghi âm, ghi hình tại phiên tòa hay không?
Căn cứ vào Điều 255 và khoản 2 Điều 254 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh
Theo yêu cầu của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người tham gia tố tụng khác, Kiểm sát viên hoặc khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử cho nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh tại phiên tòa, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 254 của Bộ luật này.
Công bố tài liệu, chứng cứ của vụ án
...
2. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bảo vệ người chưa thành niên theo yêu cầu của đương sự thì Hội đồng xét xử không công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.
Như vậy, căn cứ vào tình hình thực tế, nếu xét thấy cần thiết thì Hội đồng xét xử có thể cho nghe băng ghi âm, ghi hình trừ trường hợp tại khoản 2 Điều 254 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?