Khí thải công nghiệp là gì? Nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp của CSSX công nghiệp tính theo công thức nào?
Khí thải công nghiệp là gì?
Khí thải công nghiệp được quy định tại tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
...
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Khí thải công nghiệp là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp.
1.3.2. Bụi là những hạt chất rắn nhỏ, thông thường là những hạt có đường kính nhỏ hơn 75 mm, tự lắng xuống do trọng lượng của chúng nhưng vẫn có thể lơ lửng một thời gian [theo TCVN 5966:2009 (ISO 4225-1994)].
1.3.3. Mét khối khí thải chuẩn (Nm3) là mét khối khí thải ở nhiệt độ 250C và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân.
1.3.4. Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải ứng với tổng lưu lượng khí thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp.
1.3.5. Kv là hệ số vùng, khu vực ứng với địa điểm đặt các nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp phát sinh khí thải vào môi trường không khí.
1.3.6. P (m3/h) là tổng lưu lượng khí thải của các ống khói, ống thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp.
Như vậy, khí thải công nghiệp được hiểu là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp.
Khí thải công nghiệp là gì? (Hình từ Internet)
Nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp của cơ sở sản xuất công nghiệp được tính theo công thức nào?
Công thức tính nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp được quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp được tính theo công thức sau:
Cmax = C x Kp x Kv
Trong đó:
- Cmax là nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp, tính bằng miligam trên mét khối khí thải chuẩn (mg/Nm3);
- C là nồng độ của bụi và các chất vô cơ quy định tại mục 2.2;
- Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.3;
- Kv là hệ số vùng, khu vực quy định tại mục 2.4.
2.2. Nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp được quy định tại Bảng 1 dưới đây:
...
Như vậy, theo quy định, nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp của cơ sở sản xuất công nghiệp được tính theo công thức sau:
Cmax = C x Kp x Kv
Trong đó:
- Cmax là nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp, tính bằng miligam trên mét khối khí thải chuẩn (mg/Nm3);
- C là nồng độ của bụi và các chất vô cơ;
- Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải;
- Kv là hệ số vùng, khu vực.
Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia để xác định nồng độ của các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp thì áp dụng tiêu chuẩn nào?
Tiêu chuẩn xác định các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp được quy định tại tiểu mục 31. Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau:
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
3.1. Phương pháp xác định nồng độ bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công nghiệp khác thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia dưới đây:
- TCVN 5977:2005 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định giá trị và lưu lượng bụi trong các ống dẫn khí – Phương pháp khối lượng thủ công;
- TCVN 6750:2005 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng lưu huỳnh điôxit – Phương pháp sắc ký khí ion;
- TCVN 7172:2002 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng nitơ oxit – Phương pháp trắc quang dùng naphtyletylendiamin;
- TCVN 7242:2003 Lò đốt chất thải y tế. Phương pháp xác định nồng độ cacbon monoxit (CO) trong khí thải;
- TCVN 7243:2003 Lò đốt chất thải y tế. Phương pháp xác định nồng độ axit flohydric (HF) trong khí thải;
- TCVN 7244:2003 Lò đốt chất thải y tế. Phương pháp xác định nồng độ axit clohydric (HCl) trong khí thải;
3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định nồng độ của các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp quy định trong quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.
Như vậy, theo quy định, trường hợp chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định nồng độ của các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?