Khi soạn thảo tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế cần phải thực hiện quy định gì? Tài liệu mật trước nhà nước trong ngành Y tế khi gửi đi có phải vào sổ tài liệu mật đi không?

Cho tôi hỏi khi soạn thảo tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế cần phải thực hiện quy định gì? Tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế khi gửi đi có phải vào sổ tài liệu mật đi không? Phiếu gửi tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế ghi những nội dung gì? Dấu ký hiệu chỉ mức độ tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế được quy định ra sao? Mong được giải đáp. Đây là câu hỏi của Minh Anh đến từ Đồng Tháp.

Khi soạn thảo tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế cần phải thực hiện quy định gì?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 06/2015/TT-BYT quy định soạn thảo tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế như sau:

Soạn thảo, in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
Khi soạn thảo, in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế phải thực hiện những quy định sau:
1. Tổ chức thực hiện việc soạn thảo, in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải tiến hành trong cơ quan, đơn vị, tại nơi an toàn do thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tài liệu mật quy định, không mang ra ngoài cơ quan, đơn vị. Khi có yêu cầu, phải soạn thảo trên hệ thống thiết bị đã qua kiểm tra và đủ điều kiện về an toàn, bảo mật. Các đơn vị trong ngành Y tế phải cử cán bộ làm công tác bảo vệ bí mật nhằm theo dõi, quản lý các tin tức, tài liệu mật do cơ quan, đơn vị quản lý;
2. Khi soạn thảo văn bản có nội dung bí mật nhà nước, căn cứ nội dung văn bản cá nhân soạn thảo phải đề xuất với thủ trưởng trực tiếp về mức độ mật theo đúng danh mục bí mật nhà nước trong ngành Y tế; người duyệt ký văn bản chịu trách nhiệm việc xác định mức độ mật, số lượng bản phát hành, phạm vi lưu hành nơi nhận, tên người đánh máy, in, soát, sao, chụp tài liệu;
Với tài liệu mật sao, chụp ở dạng băng, đĩa, phim hoặc bản ghi phải niêm phong và đóng dấu độ mật. Tuyệt đối không đánh máy hoặc in quá số lượng quy định. Sau khi sao, chụp xong phải kiểm tra và hủy bản thảo nếu có. Đối với vật mang bí mật nhà nước phải được niêm phong, có văn bản ghi rõ tên của vật lưu kèm theo và đóng dấu mức độ mật vào văn bản này;
3. Khi tổ chức lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo văn bản, cơ quan chủ trì soạn thảo phải xác định cụ thể phạm vi, đối tượng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, cần xin ý kiến hoặc tham khảo ý kiến, phải đóng dấu xác định mức độ “mật” cần thiết vào dự thảo trước khi gửi xin ý kiến. Cơ quan, đơn vị, cá nhân nhận được dự thảo phải thực hiện việc quản lý, sử dụng theo đúng độ mật đã ghi trên dự thảo.

Theo đó, khi soạn thảo tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế cần phải thực hiện quy định như trên.

Tài liệu mật

Tài liệu mật (Hình từ Internet)

Tài liệu mật tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế khi gửi đi có phải vào sổ tài liệu mật đi không?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 06/2015/TT-BYT quy định như sau:

Gửi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
1. Vào sổ: tài liệu mật trước khi gửi đi phải vào sổ "Tài liệu mật đi". Phải ghi đầy đủ các thông tin sau đây: số thứ tự, ngày, tháng, năm, nơi nhận, trích yếu nội dung, độ mật, độ khẩn, người nhận (ký tên, ghi rõ họ tên).
...

Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế khi gửi đi phải vào sổ tài liệu mật đi. Phải ghi đầy đủ các thông tin sau đây: số thứ tự, ngày, tháng, năm, nơi nhận, trích yếu nội dung, độ mật, độ khẩn, người nhận (ký tên, ghi rõ họ tên).

Phiếu gửi tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế ghi những nội dung gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 06/2015/TT-BYT quy định như sau:

Gửi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
...
2. Lập phiếu gửi: tài liệu mật gửi đi phải kèm theo phiếu gửi và phải bỏ chung vào bì cùng với tài liệu. Phiếu gửi phải ghi rõ nơi gửi, số phiếu, nơi nhận, số ký hiệu từng loại tài liệu gửi đi, đóng dấu độ mật, khẩn của tài liệu vào góc phải phía trên của tờ phiếu. Người mở phong bì và người nhận tài liệu mật phải ký vào phiếu chuyển để người gửi kiểm tra việc chuyển giao và truy xét kịp thời tài liệu bị thất lạc.
3. Làm bì: tài liệu mật gửi đi không được gửi chung trong một phong bì với tài liệu thường. Giấy làm bì phải là loại giấy dai, khó bóc, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được. Gấp bì theo mối chéo, hồ dán phải dính, khó bóc.
...

Như vậy, phiếu gửi tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế phải ghi rõ nơi gửi, số phiếu, nơi nhận, số ký hiệu từng loại tài liệu gửi đi, đóng dấu độ mật, khẩn của tài liệu vào góc phải phía trên của tờ phiếu. Người mở phong bì và người nhận tài liệu mật phải ký vào phiếu chuyển để người gửi kiểm tra việc chuyển giao và truy xét kịp thời tài liệu bị thất lạc.

Dấu ký hiệu chỉ mức độ tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế được quy định ra sao?

Theo khoản 4 Điều 6 Thông tư 06/2015/TT-BYT quy định như sau:

Gửi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
...
4. Dấu ký hiệu chỉ mức độ tài liệu mật, tối mật, tuyệt mật đóng ngoài bì.
Không được viết chữ hoặc đóng dấu Mật, Tối mật, Tuyệt mật ở ngoài bì.
a) Tài liệu có độ “Mật” đóng dấu chữ "C" (con dấu chữ C in hoa nét đậm, nằm trong đường viền tròn, đường kính 1,5 cm).
b) Tài liệu có độ "Tối mật" đóng dấu chữ "B" (con dấu chữ B in hoa, nét đậm, nằm trong đường viền tròn, đường kính 1,5 cm).
c) Tài liệu có độ “Tuyệt mật” gửi bằng 02 phong bì:
- Bì trong: Do đơn vị soạn thảo văn bản làm, dán kín và ghi rõ số, ký hiệu của tài liệu, tên người nhận, đóng dấu "Tuyệt mật", nếu là tài liệu, vật gửi đích danh người có trách nhiệm giải quyết thì đóng dấu "Chỉ người có tên mới được bóc bì";
- Bì ngoài: Do bộ phận văn thư, lưu trữ của cơ quan ghi như tài liệu thường và đóng dấu ký hiệu chữ “A” (con dấu chữ A in hoa, nét đậm, nằm trong đường viền tròn, đường kính 1,5 cm).

Theo đó, dấu ký hiệu chỉ mức độ tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế được quy định như trên.

Bí mật nhà nước Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Bí mật nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cố ý tiết lộ bí mật nhà nước về dự trữ quốc gia có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự cao nhất bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Số người chết do mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có phải là bí mật nhà nước trong lĩnh vực y tế hay không?
Pháp luật
Công dân Việt Nam có trách nhiệm phải bảo vệ bí mật nhà nước không? Có được mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ?
Pháp luật
Vô ý làm lộ bí mật nhà nước có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? Hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Trong công tác quản lý văn bản mật của cơ quan nhà nước thì người phụ trách cần đảm bảo mẫu dấu sử dụng cho văn bản mật phải đạt kích thước bao nhiêu mới đúng với quy định?
Pháp luật
Những thông tin thuộc bí mật nhà nước thì thư viện có được cung cấp đến người sử dụng thư viện không?
Pháp luật
Kế hoạch kiểm tra công tác văn thư lưu trữ và bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Tài chính được ban hành nhằm mục đích gì?
Pháp luật
Danh mục bí mật Nhà nước về lĩnh vực y tế từ 22/5/2024 tại Quyết định 440/QĐ-TTg như thế nào?
Pháp luật
Đăng tải thông tin có nội dung thuộc bí mật nhà nước trên Cổng thông tin điện tử Kiểm toán nhà nước là hành vi bị nghiêm cấm đúng không?
Pháp luật
Sử dụng điện thoại để ghi âm cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bí mật nhà nước
1,073 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bí mật nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào