Khi phát hiện thông tin về tai nạn giao thông đường thủy nội địa, người lái phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa có trách nhiệm như thế nào?
- Việc cung cấp thông tin tai nạn giao thông đường thủy nội địa được thực hiện như thế nào?
- Việc tiếp nhận thông tin tai nạn giao thông đường thủy nội địa được thực hiện như thế nào?
- Khi phát hiện thông tin về tai nạn giao thông đường thủy nội địa, người lái phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa có trách nhiệm như thế nào?
Việc cung cấp thông tin tai nạn giao thông đường thủy nội địa được thực hiện như thế nào?
Cung cấp thông tin tai nạn giao thông đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Quyết định 51/2015/QĐ-TTg quy định về việc cung cấp thông tin tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa như sau:
Cung cấp, tiếp nhận và xử lý thông tin tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa
1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hoặc nhận được thông tin người, phương tiện bị tai nạn giao thông đường thủy nội địa có trách nhiệm thông báo ngay cho chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn giao thông đường thủy nội địa hoặc cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn hoặc Cơ quan công an gần nhất một cách nhanh nhất.
Theo đó, cá nhân khi phát hiện thông tin phương tiện bị tai nạn giao thông đường thủy nội địa có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan sau một cách nhanh nhất:
- Chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa;
- Cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn;
- Cơ quan công an gần nhất.
Việc tiếp nhận thông tin tai nạn giao thông đường thủy nội địa được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Quyết định 51/2015/QĐ-TTg thì cơ quan, đơn vị tiếp nhận thông tin (bao gồm trường hợp thông tin chưa đầy đủ được quy định tại khoản 2 Điều 9 Quyết định 51/2015/QĐ-TTg) có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo ngay cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn và tổ chức lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia tìm kiếm cứu nạn theo chức năng nhiệm vụ của mình.
Tại khoản 2 Điều 9 Quyết định 51/2015/QĐ-TTg quy định về nội dung thông tin tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa như sau:
Thông tin tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa
…
2. Nội dung thông tin bao gồm:
a) Xác định vị trí người, phương tiện bị sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn;
b) Tính chất sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn;
c) Thời gian bị sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn;
d) Số người bị nạn khi xảy ra sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn và tên, tuổi hoặc nhận dạng về người bị nạn;
đ) Các thông tin khác: Tên phương tiện bị nạn, số đăng ký, đăng kiểm hoặc các nhận dạng khác; yêu cầu trợ giúp cứu người bị nạn hoặc lai dắt, cứu hộ phương tiện và các yêu cầu khác; tên, địa chỉ và các phương thức liên lạc với chủ phương tiện.
Khi phát hiện thông tin về tai nạn giao thông đường thủy nội địa, người lái phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 15 Quyết định 51/2015/QĐ-TTg quy định về trách nhiệm của người lái phương tiện trong phối hợp tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa như sau:
Thuyền trưởng, người lái phương tiện phối hợp tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa
1. Thuyền trưởng, người lái phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa có trách nhiệm:
a) Tham gia cứu người bị tai nạn giao thông đường thủy nội địa khi phát hiện hay nhận được thông tin về sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn giao thông đường thủy nội địa gần khu vực đang hoạt động nếu không mất an toàn cho người, phương tiện của mình; thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn biết việc tham gia tìm kiếm, cứu nạn của mình;
Theo đó, khi phát hiện thông tin về tai nạn giao thông đường thủy nội địa gần khu vực đang hoạt động thì người lái phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa có trách nhiệm tham gia cứu người bị tai nạn giao thông đường thủy nội địa nếu không mất an toàn cho người, phương tiện của mình.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Quyết định 51/2015/QĐ-TTg thì trong trường hợp người lái phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa tham gia tìm kiếm, cứu nạn thì còn có trách nhiệm như sau:
- Phối hợp, liên lạc với người, phương tiện bị nạn và cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn nắm tình hình, thống nhất cách thức, biện pháp duy trì liên lạc với người, phương tiện bị nạn; bảo vệ dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn;
- Trường hợp giữa bên bị nạn và bên tham gia tìm kiếm, cứu nạn đã thống nhất được biện pháp hỗ trợ cứu nạn mà không cần sự hỗ trợ thêm phải báo cáo ngay cơ quan chủ trì về tìm kiếm, cứu nạn hoặc chỉ huy hiện trường tìm kiếm cứu nạn biết để dừng việc huy động hỗ trợ, cứu nạn;
- Trường hợp cần sự hỗ trợ thêm, phải thông báo cho cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn đề nghị hỗ trợ, giúp đỡ cần thiết;
- Được quyền đề xuất phương án tìm kiếm, cứu nạn với chỉ huy hiện trường; thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của chỉ huy hiện trường và có trách nhiệm thông tin, báo cáo cho chỉ huy hiện trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?