Khi phát hiện có sự cố về hệ thống hạ tầng thông tin trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ phận Công nghệ thông tin cần làm gì?
- Khi phát hiện có sự cố về hệ thống hạ tầng thông tin trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ phận Công nghệ thông tin cần làm gì?
- Có bao nhiêu mức sự cố về hệ thống hạ tầng thông tin trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
- Khi xử lý sự cố về hệ thống hạ tầng thông tin trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần tuân theo nguyên tắc gì?
Khi phát hiện có sự cố về hệ thống hạ tầng thông tin trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ phận Công nghệ thông tin cần làm gì?
Theo điểm a khoản 1 Điều 2 Quy chế quản lý, triển khai, vận hành và khai thác hệ thống hạ tầng thông tin trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 3735/QĐ-BHXH năm 2022 giải thích về hệ thống hạ tầng thông tin như sau:
Hệ thống hạ tầng thông tin là tập hợp trang thiết bị (máy chủ, thiết bị lưu trữ, thiết bị mạng, thiết bị bảo mật, máy trạm, máy tính xách tay, các thiết bị đầu cuối), đường truyền dẫn kết nối phục vụ chung hoạt động nghiệp vụ của Ngành.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Quy chế quản lý, triển khai, vận hành và khai thác hệ thống hạ tầng thông tin trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 3735/QĐ-BHXH năm 2022 quy định như sau:
Hỗ trợ và xử lý sự cố về hệ thống
1. Bộ phận CNTT tổ chức một đầu mối hỗ trợ (số điện thoại, hộp thư điện tử) tiếp nhận yêu cầu hỗ trợ người dùng tại đơn vị; thông báo cho các đơn vị trực thuộc các thông tin từ BHXH Việt Nam hoặc các kế hoạch nhiệm vụ ứng dụng CNTT, ATTT.
2. Khi phát hiện có sự cố, Bộ phận CNTT thực hiện các biện pháp cô lập và xác định nguyên nhân xảy ra sự cố theo nguyên tắc hạn chế tối đa ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống CNTT; đồng thời phải thông báo cho người dùng và các bộ phận liên quan về tình hình sự cố. Sau khi khắc phục sự cố, Bộ phận CNTT thông báo cho các bộ phận liên quan.
...
Theo đó, bộ phận Công nghệ thông tin tổ chức một đầu mối hỗ trợ (số điện thoại, hộp thư điện tử) tiếp nhận yêu cầu hỗ trợ người dùng tại đơn vị; thông báo cho các đơn vị trực thuộc các thông tin từ BHXH Việt Nam hoặc các kế hoạch nhiệm vụ ứng dụng Công nghệ thông tin, An toàn thông tin.
Khi phát hiện có sự cố, Bộ phận Công nghệ thông tin thực hiện các biện pháp cô lập và xác định nguyên nhân xảy ra sự cố theo nguyên tắc hạn chế tối đa ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống Công nghệ thông tin; đồng thời phải thông báo cho người dùng và các bộ phận liên quan về tình hình sự cố. Sau khi khắc phục sự cố, Bộ phận Công nghệ thông tin thông báo cho các bộ phận liên quan.
Xử lý sự cố về hệ thống hạ tầng thông tin trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu mức sự cố về hệ thống hạ tầng thông tin trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Theo khoản 3 Điều 15 Quy chế quản lý, triển khai, vận hành và khai thác hệ thống hạ tầng thông tin trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 3735/QĐ-BHXH năm 2022 quy định như sau:
Hỗ trợ và xử lý sự cố về hệ thống
...
3. Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của các sự cố, Bộ phận CNTT đánh giá và phân loại theo 3 mức: sự cố đặc biệt nghiêm trọng, sự cố nghiêm trọng, sự cố thông thường.
4. Đối với các sự cố thông thường (các sự cố liên quan đến máy tính xách tay, máy trạm, máy in, các sự cố không gây ảnh hưởng đến hoạt động của nội bộ đơn vị và người tham gia BHXH, BHYT, BHTN), Bộ phận CNTT nhanh chóng xử lý sự cố. Trường hợp không xử lý được thông báo với đầu mối hỗ trợ cấp trên để phối hợp giải quyết.
5. Đối với các sự cố nghiêm trọng (các sự cố liên quan đến thiết bị mạng, thiết bị bảo mật, máy chủ, đường truyền dữ liệu, cơ sở dữ liệu, các sự cố gây ảnh hưởng trực tiếp và làm ngưng trệ đến toàn bộ hoạt động của đơn vị); sự cố đặc biệt nghiêm trọng (các sự cố liên quan đến thiết bị mạng, thiết bị bảo mật, máy chủ, đường truyền dữ liệu, cơ sở dữ liệu, các sự cố gây ảnh hưởng trực tiếp và làm ngưng trệ đến toàn bộ hoạt động của Ngành) ngay sau khi phát hiện sự cố, Bộ phận CNTT cần đánh giá ảnh hưởng của sự cố và báo cáo về BHXH Việt Nam để được hướng dẫn xử lý.
...
Theo quy định trên, tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của các sự cố, Bộ phận Công nghệ thông tin đánh giá và phân loại theo 3 mức: sự cố đặc biệt nghiêm trọng, sự cố nghiêm trọng, sự cố thông thường.
Khi xử lý sự cố về hệ thống hạ tầng thông tin trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần tuân theo nguyên tắc gì?
Theo khoản 7 Điều 15 Quy chế quản lý, triển khai, vận hành và khai thác hệ thống hạ tầng thông tin trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 3735/QĐ-BHXH năm 2022 quy định như sau:
Hỗ trợ và xử lý sự cố về hệ thống
...
6. Bộ phận CNTT tại Trung ương (Trung tâm CNTT) là đầu mối hỗ trợ cao nhất có trách nhiệm hỗ trợ xử lý sự cố cho các đơn vị trong toàn Ngành. Bộ phận CNTT tại BHXH tỉnh có trách nhiệm hỗ trợ BHXH huyện khắc phục các sự cố. Bộ phận CNTT tại BHXH tỉnh phải báo cáo Trung tâm CNTT, Bộ phận CNTT tại BHXH huyện phải báo cáo BHXH tỉnh về các sự cố tại đơn vị.
7. Yêu cầu đối với việc xử lý sự cố cần tuân thủ các nguyên tắc
a) Các dữ liệu quan trọng phải được sao lưu trước khi thực hiện xử lý sự cố.
b) Bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người và thiết bị hệ thống.
c) Ghi nhật ký sự cố kỹ thuật phát sinh tại chỗ.
d) Thông báo thời gian dự kiến khắc phục xong sự cố.
Theo đó, khi xử lý sự cố về hệ thống hạ tầng thông tin trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần tuân theo nguyên tắc sau:
- Các dữ liệu quan trọng phải được sao lưu trước khi thực hiện xử lý sự cố.
- Bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người và thiết bị hệ thống.
- Ghi nhật ký sự cố kỹ thuật phát sinh tại chỗ.
- Thông báo thời gian dự kiến khắc phục xong sự cố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?