Khi người lái lùi xe ô tô nơi đường bộ giao nhau, trong hơi thở có nồng độ cồn 0,30 miligam/1 lít khí thở bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Cho tôi hỏi hành vi lùi xe ô tô nơi đường bộ giao nhau, trong hơi thở có nồng độ cồn 0,30 miligam/1 lít khí thở sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu? Trường hợp này có bị tăng nặng khi vi phạm nhiều hành vi không? Rất mong được giải đáp!

Trường hợp vi phạm nhiều hành vi có bị xem là tình tiết tăng nặng không?

(1) Căn cứ Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về tình tiết tăng nặng như sau:

- Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:

+ Vi phạm hành chính có tổ chức;

+ Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;

+ Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính;

+ Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;

+ Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính;

+ Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính;

+ Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;

+ Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính;

+ Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn;

+ Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.

- Tình tiết quy định tại khoản 1 Điều này đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

(2) Căn cứ khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:

“d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;”

Theo đó nếu bạn thuộc một hoặc nhiều những trường hợp quy định tại Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì được xem là tình tiết tăng nặng. Trường hợp bạn vi phạm nhiều hành vi nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm và không bị xem là tình tiết tăng nặng.

Khi người lái lùi xe ô tô nơi đường bộ giao nhau bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Khi người lái lùi xe ô tô nơi đường bộ giao nhau bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Khi người lái lùi xe ô tô nơi đường bộ giao nhau bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi người lái lùi xe ô tô nơi đường bộ giao nhau như sau:

"3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
o) Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;
.."

Như vậy, khi bạn lùi xe ở đường bộ giao nhau sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Khi người lái xe ô tô mà trong hơi thở có nồng độ cồn 0,30 miligam/1 lít khí thở bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

(1) Căn cứ khoản 8 Điều 5 Nghị đinh 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

- Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

+ Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

+ Dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc.

(2) Căn cứ khoản 11 Điều 5 Nghị đinh 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

"11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;"

Như vậy, trường hợp bạn điều khiển xe trên đường mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

Lùi xe ô tô nơi đường bộ giao nhau
Nồng độ cồn TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN NỒNG ĐỘ CỒN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,5 miligam/1 lít khí thở là bao nhiêu? Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe bao lâu?
Pháp luật
Người điều khiển xe máy không có bằng lái xe và có nồng độ cồn trong người chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu nghiên cứu nghiên cứu tăng nặng xử phạt vi phạm nồng độ cồn theo Chỉ thị 10/CT-TTg như thế nào?
Pháp luật
Mức nồng độ cồn tối thiểu và mức nồng độ cồn tối đa khi lái xe là bao nhiêu? Vi phạm nồng độ cồn cố tình không nộp phạt có phải đóng lãi?
Pháp luật
Nồng độ cồn xe máy bao nhiêu thì không bị phạt? Nồng độ cồn xe máy bao nhiêu thì bị phạt 7 triệu đồng?
Pháp luật
Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,4miligam/1 lít khí thở là bao nhiêu? Mức phạt tiền cụ thể được xác định như thế nào?
Pháp luật
Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,25 miligam/ 1 lít khí thở là bao nhiêu? Có bị tước quyền sử dụng bằng lái xe không?
Pháp luật
Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,1 miligam/ 1 lít khí thở là bao nhiêu tiền? Có bị giam bằng lái xe không?
Pháp luật
Mức phạt cao nhất khi điều khiển xe máy có chứa nồng độ cồn là bao nhiêu? Người vi phạm có bị tước bằng lái xe hay không?
Pháp luật
Livestream hình ảnh chốt CGST đo nồng độ cồn có bị phạt không? CGST có thể dừng phương tiện để kiểm tra nồng độ cồn trong những trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lùi xe ô tô nơi đường bộ giao nhau
708 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lùi xe ô tô nơi đường bộ giao nhau Nồng độ cồn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lùi xe ô tô nơi đường bộ giao nhau Xem toàn bộ văn bản về Nồng độ cồn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào