Khi người gửi hàng chuyển giao hàng nguy hiểm cho người kinh doanh vận tải đa phương thức để vận chuyển thì phải đảm bảo thực hiện quy định về an toàn như thế nào?
- Trong vận tải đa phương thức thì hàng hóa được hiểu như thế nào?
- Khi người gửi hàng chuyển giao hàng nguy hiểm cho người kinh doanh vận tải đa phương thức để vận chuyển thì phải thực hiện quy định như thế nào để đảm bảo an toàn?
- Tổn thất do thông tin hàng hóa thiếu chính xác hoặc không đầy đủ thì ai có trách nhiệm bồi thường?
Trong vận tải đa phương thức thì hàng hóa được hiểu như thế nào?
Theo khoản 12 Điều 2 Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định:
“Hàng hóa” là bất cứ tài sản nào (trừ bất động sản) kể cả công-te-nơ, cao bản hoặc các công cụ vận chuyển, đóng gói tương tự khác mà không do người kinh doanh vận tải đa phương thức cung cấp.
Vận tải đa phương thức
Khi người gửi hàng chuyển giao hàng nguy hiểm cho người kinh doanh vận tải đa phương thức để vận chuyển thì phải thực hiện quy định như thế nào để đảm bảo an toàn?
Theo Điều 25 Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa như sau:
- Người gửi hàng hoặc người được người gửi hàng ủy quyền phải bảo đảm cung cấp chính xác thông tin sau đây về hàng hóa cho người kinh doanh vận tải đa phương thức:
+ Các chi tiết liên quan đến hàng hóa để ghi vào chứng từ vận tải đa phương thức:
++ Đặc tính tự nhiên chung, ký hiệu, mã hiệu, số lượng, trọng lượng, khối lượng và chất lượng của hàng hóa;
++ Tình trạng bên ngoài của hàng hóa.
+ Các giấy tờ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của hợp đồng mua bán.
- Khi người gửi hàng hoặc người được người gửi hàng ủy quyền chuyển giao hàng nguy hiểm cho người kinh doanh vận tải đa phương thức để vận chuyển, thì ngoài trách nhiệm nói tại khoản 1 Điều này, còn phải thực hiện các quy định sau:
+ Cung cấp cho người kinh doanh vận tải đa phương thức các tài liệu và chỉ dẫn cần thiết về tính chất nguy hiểm của hàng hóa và nếu cần cả những biện pháp đề phòng;
+ Ghi ký hiệu, mã hiệu hoặc dán nhãn hiệu đối với hàng nguy hiểm theo quy định của các điều ước quốc tế hoặc theo quy định hiện hành của pháp luật quốc gia;
+ Cử người áp tải, trong trường hợp hàng nguy hiểm bắt buộc phải có áp tải.
Như vậy, khi người gửi hàng chuyển giao hàng nguy hiểm cho người kinh doanh vận tải đa phương thức để vận chuyển thì phải cung cấp cho người kinh doanh vận tải đa phương thức các tài liệu và chỉ dẫn cần thiết về tính chất nguy hiểm của hàng hóa và nếu cần cả những biện pháp đề phòng, ghi ký hiệu, mã hiệu hoặc dán nhãn hiệu đối với hàng nguy hiểm theo quy định của các điều ước quốc tế hoặc theo quy định hiện hành của pháp luật quốc gia, cử người áp tải, trong trường hợp hàng nguy hiểm bắt buộc phải có áp tải.
Tổn thất do thông tin hàng hóa thiếu chính xác hoặc không đầy đủ thì ai có trách nhiệm bồi thường?
Theo Điều 26 Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định trách nhiệm đối với tổn thất hàng hóa như sau:
- Người gửi hàng do cố ý hoặc vô ý đều phải chịu trách nhiệm về tổn thất hàng hóa do khai báo hàng hóa không đầy đủ hoặc cung cấp thông tin về hàng hóa không chính xác, không đầy đủ theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này.
- Khi người gửi hàng hoặc người được người gửi hàng ủy quyền không thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều 25 của Nghị định này và người kinh doanh vận tải đa phương thức không có cách nào để biết các đặc tính của hàng hóa và tính chất nguy hiểm của hàng hóa đó thì người gửi hàng phải chịu trách nhiệm với người kinh doanh vận tải đa phương thức về mọi thiệt hại do việc vận chuyển hàng hóa đó gây ra, kể cả việc người kinh doanh vận tải đa phương thức phải dỡ hàng hóa xuống, tiêu hủy hoặc làm cho vô hại, tùy từng trường hợp cụ thể, nếu hàng hóa nguy hiểm trở thành mối đe dọa thực sự đến người và tài sản.
- Trong trường hợp hàng hóa bị dỡ xuống, tiêu hủy hoặc làm cho vô hại khi chúng trở thành mối đe dọa thực sự đến người và tài sản, thì người kinh doanh vận tải đa phương thức không phải thanh toán tiền bồi thường, trừ khi có nghĩa vụ đóng góp vào tổn thất chung hoặc khi người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
- Người gửi hàng phải bồi thường cho người kinh doanh vận tải đa phương thức về các tổn thất gây ra bởi sự thiếu chính xác hoặc không đầy đủ về các thông tin đã được quy định tại Điều 25 của Nghị định này.
- Người gửi hàng phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này ngay cả khi chứng từ vận tải đa phương thức đã được người gửi hàng chuyển giao.
- Người kinh doanh vận tải đa phương thức được quyền nhận bồi thường theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều này, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm theo hợp đồng vận tải đa phương thức đối với bất kỳ người nào khác ngoài người gửi hàng.
Như vậy, người gửi hàng phải bồi thường cho người kinh doanh vận tải đa phương thức về các tổn thất gây ra bởi sự thiếu chính xác hoặc không đầy đủ về các thông tin theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?