Khi nào thì việc tổ chức lại hợp tác xã được thông qua? Hợp tác xã có được hỗ trợ tư vấn pháp lý trong quá trình tổ chức lại không?
Khi nào thì việc tổ chức lại hợp tác xã được thông qua?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Hợp tác xã 2023 như sau:
Tham dự và biểu quyết trong Đại hội thành viên
1. Thành viên, đại biểu được xác định là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội thành viên trong trường hợp sau đây:
a) Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;
b) Tham dự và biểu quyết bằng hình thức trực tuyến;
c) Đã ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp.
2. Các nội dung sau đây được Đại hội thành viên thông qua khi có ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết tán thành của thành viên, đại biểu tham dự và biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ;
b) Quyết định việc đầu tư hoặc bán tài sản chung được chia có giá trị bằng hoặc lớn hơn 20% tổng giá trị tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất; quyết định việc đầu tư hoặc bán tài sản chung không chia;
c) Thay đổi tổ chức quản trị của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Tổ chức lại, giải thể, phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Các nội dung không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này được thông qua khi có trên 50% tổng số phiếu biểu quyết tán thành của thành viên, đại biểu tham dự và biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, việc tổ chức lại hợp tác xã được Đại hội thành viên thông qua sau khi có ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết tán thành của thành viên, đại biểu tham dự và biểu quyết.
Khi nào thì việc tổ chức lại hợp tác xã được thông qua? Hợp tác xã có được hỗ trợ tư vấn pháp lý trong quá trình tổ chức lại không? (Hình từ Internet)
Hợp tác xã có được hỗ trợ tư vấn pháp lý trong quá trình tổ chức lại không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Hợp tác xã 2023 về chính sách phát triển nguồn nhân lực, thông tin, tư vấn đối với hợp tác xã như sau:
Chính sách phát triển nguồn nhân lực, thông tin, tư vấn
...
3. Hỗ trợ lương, thưởng và phúc lợi để thu hút người lao động có chất lượng cao làm việc tại tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Xây dựng, triển khai các chương trình truyền thông để nâng cao nhận thức, kiến thức quản trị và sản xuất, kinh doanh của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
5. Hỗ trợ thông tin, tư vấn về pháp lý, tiếp cận các nguồn vốn và vấn đề khác trong quá trình thành lập, hoạt động, tổ chức lại, giải thể, phá sản đối với tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chuyển đổi tổ hợp tác thành hợp tác xã.
6. Xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ tư vấn cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
...
Như vậy, trong quá trình tổ chức lại thì hợp tác xã được hỗ trợ tư vấn pháp lý, thông tin, tiếp cận các nguồn vốn và vấn đề khác.
Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 18 Luật Hợp tác xã 2023 thì để được hưởng chính sách nêu trên, hợp tác xã phải đáp ứng được các tiêu chí sau đây:
- Không trong thời gian thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính do vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Hợp tác xã 2023;
Không trong thời gian chấp hành bản án hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
- Phát triển thành viên hoặc tăng tỷ lệ giá trị giao dịch nội bộ hoặc phát triển quỹ chung không chia, tài sản chung không chia hoặc thực hiện giáo dục, đào tạo, tập huấn, phổ biến, bồi dưỡng cho thành viên, người lao động hoặc mới thành lập tại địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
- Có báo cáo kiểm toán trong trường hợp nội dung chính sách có yêu cầu.
Hợp tác xã có phải đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký khi tổ chức lại không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Hợp tác xã 2023 về đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã như sau:
Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã khi thay đổi một trong các thông tin quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 45 của Luật này hoặc khi thay đổi vốn điều lệ từ 5% vốn điều lệ hoặc từ 01 tỷ đồng trở lên hoặc khi tổ chức lại hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Việc thay đổi được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gửi hồ sơ đăng ký thay đổi đến cơ quan đăng ký kinh doanh;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...
Như vậy, hợp tác xã phải thực hiện đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký khi tổ chức lại hợp tác xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?