Khi nào sẽ sử dụng đồng thời giấy chứng nhận hiệu chuẩn với dấu kiểm định phương tiện đo lường?
Khi nào sẽ sử dụng đồng thời giấy chứng nhận hiệu chuẩn với dấu kiểm định phương tiện đo lường?
Căn cứ Điều 38 Thông tư 24/2013/TT-BKHCN quy định như sau:
Dấu kiểm định
1. Dấu kiểm định được đóng, kẹp, in, ghi khắc, sơn trực tiếp trên phương tiện đo đạt yêu cầu quy định của quy trình kiểm định tương ứng và ở vị trí thích hợp.
2. Dấu kiểm định gồm 2 kiểu có nội dung và hình thức theo Mẫu 15.DKĐ tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Dấu kiểm định kiểu 1 được sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Sử dụng độc lập cho loại phương tiện đo, chuẩn đo lường không có quy định về thời hạn phải kiểm định lại theo chu kỳ;
b) Sử dụng đồng thời với tem kiểm định và/hoặc giấy chứng nhận kiểm định đối với loại phương tiện đo, chuẩn đo lường có quy định về thời hạn phải kiểm định lại theo chu kỳ.
4. Dấu kiểm định kiểu 2 được sử dụng độc lập để thực hiện đồng thời hai chức năng niêm phong và thông báo hết hiệu lực kiểm định đối với phương tiện đo, chuẩn đo lường có quy định về thời hạn phải kiểm định lại theo chu kỳ mà không cần phải sử dụng kèm theo với tem kiểm định và/hoặc giấy chứng nhận kiểm định.
Chiếu theo quy định này thì việc sử dụng đồng thời giấy chứng nhận hiệu chuẩn với dấu kiểm định phương tiện đo lường sẽ áp dụng cho loại phương tiện đo, chuẩn đo lường có quy định về thời hạn phải kiểm định lại theo chu kỳ.
Khi nào sẽ sử dụng đồng thời giấy chứng nhận hiệu chuẩn với dấu kiểm định phương tiện đo lường? (hình từ Internet)
Giấy chứng nhận hiệu chuẩn cấp cho phương tiện đo lường nhằm mục đích gì?
Căn cứ Điều 40 Thông tư 24/2013/TT-BKHCN quy định như sau:
Giấy chứng nhận kiểm định, giấy chứng nhận hiệu chuẩn, giấy chứng nhận thử nghiệm
1. Giấy chứng nhận kiểm định, giấy chứng nhận hiệu chuẩn, giấy chứng nhận thử nghiệm có nội dung và hình thức tương ứng theo Mẫu 18.GCNKĐ, Mẫu 19.GCNHC, Mẫu 20.GCNTN tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Giấy chứng nhận kiểm định được cấp cho từng phương tiện đo đạt yêu cầu quy định tại văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam hiện hành.
3. Giấy chứng nhận hiệu chuẩn được cấp cho từng phương tiện đo hoặc từng chuẩn đo lường để cung cấp giá trị đo (cùng với độ không đảm bảo đo của giá trị đo) của chuẩn đo lường, phương tiện đo hoặc cung cấp mối quan hệ giữa với giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng đo.
4. Giấy chứng nhận thử nghiệm (hoặc giấy chứng nhận kết quả đo, thử nghiệm) được cấp cho từng mẫu phương tiện đo, chuẩn đo lường để cung cấp đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo, chuẩn đo lường đó.
5. Giấy chứng nhận kiểm định được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với dấu kiểm định, tem kiểm định trong các trường hợp quy định tại Điều 38, Khoản 1 Điều 39 của Thông tư này theo yêu cầu sử dụng và quy định tại văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam hiện hành.
6. Giấy chứng nhận hiệu chuẩn được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với tem hiệu chuẩn trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 39 của Thông tư này theo yêu cầu sử dụng và quy định tại văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam hiện hành.
Như vậy, Giấy chứng nhận hiệu chuẩn cấp cho phương tiện đo lường nhằm cung cấp giá trị đo (cùng với độ không đảm bảo đo của giá trị đo) của chuẩn đo lường, phương tiện đo hoặc cung cấp mối quan hệ giữa với giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng đo.
Nội dung trên giấy chứng nhận kiểm định phương tiện đo lường được trình bày thế nào?
Tại Điều 41 Thông tư 24/2013/TT-BKHCN quy định như sau:
Trình bày nội dung trên giấy chứng nhận kiểm định, giấy chứng nhận hiệu chuẩn, giấy chứng nhận thử nghiệm
1. Giấy chứng nhận được trình bày trên khổ giấy A4 (210 x 297) mm
2. Phần chữ tiếng Anh phải có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
3. Nội dung ghi phải rõ ràng, sạch, không viết tắt, không tẩy xóa. Tên và kí hiệu đơn vị đo, giá trị đại lượng, giá trị sai số... phải trình bày đúng quy định về đơn vị đo pháp định.
4. Số của phương tiện đo, chuẩn đo lường: Ghi theo số sản xuất của phương tiện đo, chuẩn đo lường. Trường hợp phương tiện đo, chuẩn đo lường không có số sản xuất, nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải đánh số lên phương tiện đo, chuẩn đo lường và coi đó là số của phương tiện đo, chuẩn đo lường.
5. Nơi sản xuất của phương tiện đo, chuẩn đo lường: Ghi rõ tên nhà máy hoặc hãng sản xuất và nước sản xuất của phương tiện đo, chuẩn đo lường.
6. Phần đặc trưng kỹ thuật đo lường: Ghi tóm tắt các đặc trưng đo lường chính của phương tiện đo, chuẩn đo lường như phạm vi đo, cấp chính xác... Trường hợp phương tiện đo, chuẩn đo lường không ghi cấp chính xác thì ghi sai số cho phép hoặc giá trị độ chia nhỏ nhất hoặc độ không đảm bảo đo. Trường hợp phương tiện đo, chuẩn đo lường có nhiều phạm vi đo thì ghi các đặc trưng này theo từng phạm vi đo của phương tiện đo, chuẩn đo lường.
7. Phương pháp thực hiện: Ghi số hiệu và tên văn bản hoặc quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được dùng để thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
8. Phần kết quả được ghi như sau:
a) Đối với giấy chứng nhận kiểm định phương tiện đo: Ghi “Đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường”;
b) Đối với giấy chứng nhận hiệu chuẩn, giấy chứng nhận thử nghiệm: Ghi “Xem kết quả tại trang…..”.
9. Tem kiểm định: Phải ghi đầy đủ số seri và số của tem kiểm định. Trong trường hợp không phải sử dụng tem, mục này để trống.
10. Phần có giá trị đến: Ghi ngày cuối, tháng cuối của chu kỳ kiểm định, hiệu chuẩn quy định.
11. Phần ký giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:
a) Có đủ chữ ký, họ và tên của nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm hoặc của Trưởng phòng thí nghiệm. Trường hợp cấp giấy chứng nhận kiểm định, nhân viên kiểm định phải là người đã được chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường;
b) Có đủ chữ ký, họ và tên, dấu chức danh của Thủ trưởng hoặc người được ủy quyền và đóng dấu hành chính của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
Theo đó, nội dung trên giấy chứng nhận kiểm định phương tiện đo lường phải rõ ràng, sạch, không viết tắt, không tẩy xóa. Tên và kí hiệu đơn vị đo, giá trị đại lượng, giá trị sai số... phải trình bày đúng quy định về đơn vị đo pháp định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?