Khi nào phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ xác định thiệt hại đối với môi trường không có sự tham gia của cá nhân gây ô nhiễm môi trường?
- Khi nào phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ xác định thiệt hại đối với môi trường không có sự tham gia của cá nhân gây ô nhiễm môi trường?
- Thành viên hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ xác định thiệt hại đối với môi trường vắng mặt tại phiên họp chính thức có được gửi ý kiến không?
- Dữ liệu, chứng cứ cần thu thập hoặc ước tính để xác định diện tích, số lượng, thành phần hệ sinh thái bị suy thoái gồm những gì?
Khi nào phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ xác định thiệt hại đối với môi trường không có sự tham gia của cá nhân gây ô nhiễm môi trường?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 114 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về Hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ như sau:
Hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ
...
4. Phiên họp chính thức của hội đồng chỉ được tiến hành khi bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có sự hiện diện trực tiếp tại phiên họp hoặc tham gia họp trực tuyến của tối thiểu 2/3 số thành viên, trong đó phải có Chủ tịch hội đồng (hoặc Phó Chủ tịch hội đồng được Chủ tịch hội đồng ủy quyền) và thành viên thư ký;
b) Có sự tham gia của tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường. Không áp dụng quy định này nếu tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường vắng mặt đến lần thứ 03 khi đã có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền;
c) Có sự tham gia của đơn vị thu thập dữ liệu, chứng cứ; xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại; tính toán thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái quy định tại điểm a khoản 4 Điều 113 Nghị định này (nếu có).
Như vậy, phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ xác định thiệt hại đối với môi trường không có sự tham gia của cá nhân gây ô nhiễm môi trường khi tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường vắng mặt đến lần thứ 03 khi đã có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
Khi nào phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ xác định thiệt hại đối với môi trường không có sự tham gia của cá nhân gây ô nhiễm môi trường? (Hình từ Internet)
Thành viên hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ xác định thiệt hại đối với môi trường vắng mặt tại phiên họp chính thức có được gửi ý kiến không?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 114 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì thành viên hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ xác định thiệt hại đối với môi trường vắng mặt có thể gửi bản nhận xét trước phiên họp chính thức của hội đồng và được coi là ý kiến của thành viên tham dự phiên họp chính thức của hội đồng nhưng không được tham gia bỏ phiếu.
Lưu ý: thành viên hội đồng, cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến chịu trách nhiệm trước cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại về những nhận xét, đánh giá đưa ra đối với những nội dung công việc được phân công trong quá trình thẩm định dữ liệu, chứng cứ; được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
Dữ liệu, chứng cứ cần thu thập hoặc ước tính để xác định diện tích, số lượng, thành phần hệ sinh thái bị suy thoái gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 116 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì:
Dữ liệu, chứng cứ cần thu thập hoặc ước tính để xác định diện tích, số lượng, thành phần hệ sinh thái bị suy thoái bao gồm:
- Thông tin, dữ liệu hiện trạng môi trường khu vực trước khi xảy ra ô nhiễm, suy thoái môi trường;
- Quyết định, văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định mức độ bảo tồn của hệ sinh thái tự nhiên;
- Kết quả điều tra; thanh tra; kiểm tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan đến hệ sinh thái tự nhiên tại nơi xảy ra ô nhiễm, suy thoái;
- Bản đồ hiện trạng rừng, cơ sở dữ liệu diễn biến rừng qua các thời kỳ (dạng số) (trữ lượng gỗ, cấu trúc rừng, diện tích, tăng trưởng rừng); Bản đồ ô nhiễm môi trường giải đoán bằng hình ảnh, phần mềm chuyên dụng (bản đồ dạng số);
- Thông tin cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên, khí tượng thủy văn, hải văn, môi trường (nước, trầm tích), bản đồ hiện trạng phạm vi, ranh giới, diện tích, cấu trúc, phân bố theo độ sâu, độ bao phủ, hiện trạng hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo;
- Thông tin hiện trạng xả thải, điểm xả thải vào vùng có hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn thuộc khu đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo;
- Dữ liệu, chứng cứ khác có liên quan.
Trong đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì đối tượng xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường:
- Thành phần môi trường: môi trường nước mặt, môi trường đất;
- Hệ sinh thái bao gồm: rừng (trên cạn và ngập mặn); hệ sinh thái san hô; hệ sinh thái cỏ biển;
- Các loài động vật, thực vật phân bố tại Việt Nam bị chết thuộc danh mục: loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục của CITES.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?