Khi nào dự án đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật?
- Khi nào dự án đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật?
- Dự án đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ được thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn có sử dụng công nghệ mới thì có được hỗ trợ chi phí để thực hiện không?
- Việc hỗ trợ lãi suất vay thương mại đối với doanh nghiệp có dự án đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ được quy định như thế nào?
Khi nào dự án đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 57/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
4. Dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư là dự án thuộc danh mục ngành, nghề quy định tại Phụ lục I thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định pháp luật về đầu tư.
...
Dẫn chiếu đến Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP như sau:
Như vậy, dự án đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ được thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì được hưởng ưu đãi đầu tư.
Khi nào dự án đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật? (hình từ internet)
Dự án đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ được thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn có sử dụng công nghệ mới thì có được hỗ trợ chi phí để thực hiện không?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 57/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
...
2. Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm phục vụ áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao, sản xuất sản phẩm mới:
a) Ưu tiên doanh nghiệp tham gia, chủ trì các dự án, nhiệm vụ (sau đây gọi là dự án) khoa học công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
- Doanh nghiệp được mời tham gia phối hợp thực hiện các nội dung của dự án khoa học công nghệ hoặc xây dựng mô hình thuộc nhiệm vụ khoa học công nghệ triển khai tại địa phương doanh nghiệp đăng ký kinh doanh;
- Đề xuất đặt hàng dự án của doanh nghiệp được xem xét ưu tiên phê duyệt triển khai thực hiện theo hình thức xét chọn hoặc giao trực tiếp;
- Doanh nghiệp có nguồn gen quý hiếm được ưu tiên thực hiện dự án quỹ gen cấp quốc gia để phát triển thành sản phẩm thương mại.
b) Mức hỗ trợ: 70% kinh phí thực hiện nhiệm vụ đối với dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư và 50% kinh phí đối với dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư và dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư nhưng không quá 01 tỷ đồng.
...
Như vậy, dự án đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ được thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn có sử dụng công nghệ mới thì được hỗ trợ 50% kinh phí nhưng không quá 01 tỷ đồng.
Việc hỗ trợ lãi suất vay thương mại đối với doanh nghiệp có dự án đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ được quy định như thế nào?
Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư được ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất vay thương mại sau khi dự án hoàn thành được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 57/2018/NĐ-CP như sau:
Tiếp cận, hỗ trợ tín dụng
1. Doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất vay thương mại sau khi dự án hoàn thành như sau:
a) Mức hỗ trợ: Bằng chênh lệch lãi suất vay thương mại so với lãi suất tín dụng nhà nước ưu đãi đầu tư tính trên số dư nợ thực tế tại thời điểm xem xét hồ sơ hỗ trợ.
b) Thời gian hỗ trợ lãi suất tính từ ngày bắt đầu giải ngân theo hợp đồng tín dụng với ngân hàng thương mại:
- Tối đa 08 năm đối với dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư; tối đa 06 năm đối với dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư; tối đa 05 năm đối với dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư. Trường hợp dự án của doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập thì thời gian hỗ trợ lãi suất là 08 năm.
- Dự án mà doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị thì được áp dụng hỗ trợ lãi suất theo chu kỳ sản xuất của sản phẩm.
c) Hạn mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất: Tối đa không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án.
d) Chính sách và phương thức hỗ trợ cụ thể do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành phù hợp với điều kiện của địa phương.
2. Các công trình xây dựng trên đất (bao gồm cả nhà lưới, nhà kính, nhà màng và công trình thủy lợi) của doanh nghiệp đầu tư được tính là tài sản để thế chấp vay vốn tại các ngân hàng thương mại.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp có dự án đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ được ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất vay thương mại sau khi dự án hoàn thành như sau:
- Mức hỗ trợ: Bằng chênh lệch lãi suất vay thương mại so với lãi suất tín dụng nhà nước ưu đãi đầu tư tính trên số dư nợ thực tế tại thời điểm xem xét hồ sơ hỗ trợ.
- Thời gian hỗ trợ lãi suất tính từ ngày bắt đầu giải ngân theo hợp đồng tín dụng với ngân hàng thương mại: tối đa 08 năm.
- Hạn mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất: Tối đa không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án.
- Chính sách và phương thức hỗ trợ cụ thể do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành phù hợp với điều kiện của địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?