Khi nào chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản được xử lý động vật thủy sản mắc bệnh bằng hình thức thu hoạch?

Khi nào chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản được xử lý động vật thủy sản mắc bệnh bằng hình thức thu hoạch? Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản thu hoạch động vật thủy sản trong ổ dịch phải thực hiện những yêu cầu nào?

Khi nào chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản được xử lý động vật thủy sản mắc bệnh bằng hình thức thu hoạch?

Căn cứ Điều 15 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về xử lý ổ dịch bệnh động vật thủy sản như sau:

Xử lý ổ dịch bệnh động vật thủy sản
1. Thực hiện các quy định tại Điều 33 của Luật thú y; áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng, chống đối với một số bệnh động vật thủy sản nguy hiểm (Phụ lục II, III, IV và V ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Chủ cơ sở nuôi thực hiện xử lý động vật thủy sản mắc bệnh bằng một trong các hình thức sau:
a) Thu hoạch động vật thủy sản mắc bệnh: thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này đối với động vật thủy sản đạt kích cỡ thương phẩm, có thể sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc các Mục đích khác;
b) Chữa bệnh động vật thủy sản: thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này đối với động vật thủy sản mắc bệnh được cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản xác định có thể Điều trị và chủ cơ sở nuôi có nhu cầu Điều trị động vật thủy sản mắc bệnh;
c) Tiêu hủy động vật thủy sản mắc bệnh: thực hiện theo quy định tại Điều 18 của Thông tư này đối với động vật thủy sản mắc bệnh không thuộc quy định tại Điểm a, b Khoản này.

Theo đó, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản thực hiện xử lý động vật thủy sản mắc bệnh bằng một trong các hình thức nêu trên.

Trong đó, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản được xử lý động vật thủy sản mắc bệnh bằng hình thức thu hoạch đối với động vật thủy sản đạt kích cỡ thương phẩm, có thể sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc các mục đích khác.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 33 Luật Thú y 2015 quy định chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản phải xử lý ổ dịch bệnh động vật thủy sản như sau:

- Không xả nước thải, chất thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu ra môi trường;

- Không vứt động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, chết ra môi trường;

- Chữa bệnh, thu hoạch hoặc xử lý động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, chết và áp dụng các biện pháp khác theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

- Khai báo dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này; cung cấp thông tin về dịch bệnh động vật thủy sản theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;

- Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường nuôi, dụng cụ nuôi trồng thủy sản theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

- Xử lý, tiêu hủy động vật thủy sản bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh;

- Chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khi nào chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản được xử lý động vật thủy sản mắc bệnh bằng hình thức thu hoạch?

Khi nào chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản được xử lý động vật thủy sản mắc bệnh bằng hình thức thu hoạch? (Hình từ Internet).

Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản thu hoạch động vật thủy sản trong ổ dịch phải thực hiện những yêu cầu nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Thu hoạch động vật thủy sản trong ổ dịch
1. Chủ cơ sở nuôi thu hoạch động vật thủy sản trong ổ dịch phải thực hiện những yêu cầu sau:
a) Thông báo với Trạm Thú y về Mục đích sử dụng, khối lượng, các biện pháp xử lý, kế hoạch thực hiện và biện pháp giám sát việc sử dụng động vật thủy sản mắc bệnh;
b) Không sử dụng động vật thủy sản mắc bệnh làm giống, thức ăn tươi sống cho động vật thủy sản khác;
c) Chỉ vận chuyển động vật thủy sản đến các cơ sở thu gom, mua, bán, sơ chế, chế biến (sau đây gọi chung là cơ sở tiếp nhận) và bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh trong quá trình vận chuyển.
2. Ngay sau khi nhận được thông báo của chủ cơ sở, Trạm Thú y có trách nhiệm:
a) Phân công cán bộ hướng dẫn, giám sát việc thu hoạch, bảo quản, vận chuyển của cơ sở nuôi có động vật thủy sản mắc bệnh;
b) Thông báo tên, địa chỉ cơ sở tiếp nhận cho cơ quan quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp tỉnh nơi tiếp nhận để giám sát tại cơ sở tiếp nhận;
c) Báo cáo Chi cục Thú y kết quả thực hiện.
3. Cơ sở tiếp nhận phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về an toàn dịch bệnh trong quá trình sơ chế, chế biến.

Như vậy, theo quy định trên, chủ cơ sở nuôi thu hoạch động vật thủy sản trong ổ dịch phải thực hiện những yêu cầu sau:

- Thông báo với Trạm Thú y về Mục đích sử dụng, khối lượng, các biện pháp xử lý, kế hoạch thực hiện và biện pháp giám sát việc sử dụng động vật thủy sản mắc bệnh;

- Không sử dụng động vật thủy sản mắc bệnh làm giống, thức ăn tươi sống cho động vật thủy sản khác;

- Chỉ vận chuyển động vật thủy sản đến các cơ sở thu gom, mua, bán, sơ chế, chế biến (sau đây gọi chung là cơ sở tiếp nhận) và bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh trong quá trình vận chuyển.

Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản được sử dụng các loại thuốc thú y nào để chữa bệnh động vật thủy sản?

Theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Chữa bệnh động vật thủy sản
...
2. Trách nhiệm của chủ cơ sở nuôi:
a) Chủ động chữa bệnh động vật thủy sản mắc bệnh theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
b) Chỉ sử dụng các loại thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học có trong Danh Mục thuốc thú y dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam, đồng thời sử dụng đúng liều lượng của thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản; ghi chép quá trình sử dụng các loại sản phẩm này.

Như vậy, chủ cơ sở nuôi chỉ được sử dụng các loại thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học có trong Danh Mục thuốc thú y dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam để chữa bệnh động vật thủy sản.

Đồng thời phải sử dụng đúng liều lượng của thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản; ghi chép quá trình sử dụng các loại sản phẩm này.

Nuôi trồng thủy sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nuôi trồng thủy sản lồng bè mà không đăng ký bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức khai thác tài nguyên nước cho nuôi trồng thủy sản phải có biện pháp phòng, chống nhiễm mặn nguồn nước không?
Pháp luật
Cá nhân không ghi chép quá trình nuôi trồng thủy sản để đảm bảo truy xuất nguồn gốc bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Hộ gia đình không thực hiện đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có phải tiêu hủy cá đang mắc bệnh? Điều kiện công bố dịch bệnh động vật thủy sản là gì?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản được Nhà nước hỗ trợ khôi phục sản xuất trong trường hợp nào?
Pháp luật
Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có được vứt động vật thủy sản có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm ra môi trường không?
Pháp luật
Các trường hợp được Nhà nước cho thuê đất nuôi trồng thủy sản? Hạn mức giao đất nuôi trồng thủy hải sản?
Pháp luật
Khi nào chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản được xử lý động vật thủy sản mắc bệnh bằng hình thức thu hoạch?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển là mẫu nào? Có thể tải mẫu về ở đâu?
Pháp luật
Mẫu cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nuôi trồng thủy sản
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
348 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nuôi trồng thủy sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nuôi trồng thủy sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào