Khi nào báo cáo tình hình thực hiện bổ sung nhân tạo nước? Báo cáo tình hình thực hiện bổ sung nhân tạo nước cho cơ quan nào?
Khi nào báo cáo tình hình thực hiện bổ sung nhân tạo nước? Báo cáo tình hình thực hiện bổ sung nhân tạo nước cho cơ quan nào?
Theo Điều 30 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố ô nhiễm nguồn nước trong quá trình vận hành bổ sung nhân tạo nước dưới đất;
b) Theo dõi, giám sát mực nước, chất lượng nước và điều chỉnh lưu lượng nước bổ sung nhân tạo nước dưới đất phù hợp khả năng giữ, trữ nước của tầng chứa nước;
c) Trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo, báo cáo tình hình thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình và cập nhật vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
Như vậy, tổ chức, cá nhân thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo về Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình và cập nhật vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
Các trường hợp thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất là gì?
Theo Điều 27 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT quy định về các trường hợp thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất như sau:
Các trường hợp thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất
1. Các trường hợp bổ sung nhân tạo nước dưới đất bao gồm:
a) Bổ sung nhân tạo nước dưới đất để phục hồi các khu vực, tầng chứa nước bị suy thoái, cạn kiệt theo kế hoạch bảo vệ nước dưới đất đã được phê duyệt;
b) Bổ sung nhân tạo nước dưới đất nhằm gia tăng khả năng khai thác đối với công trình khai thác nước dưới đất của tổ chức, cá nhân;
c) Nghiên cứu khoa học, thử nghiệm giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
2. Việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải thực hiện theo phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất chỉ được vận hành chính thức sau khi đánh giá kết quả vận hành thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu về lượng nước, chất lượng nước bổ sung nhân tạo.
3. Việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải lấy ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Thông tư này về phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất trước khi thực hiện.
Như vậy, các trường hợp bổ sung nhân tạo nước dưới đất bao gồm:
- Bổ sung nhân tạo nước dưới đất để phục hồi các khu vực, tầng chứa nước bị suy thoái, cạn kiệt theo kế hoạch bảo vệ nước dưới đất đã được phê duyệt;
- Bổ sung nhân tạo nước dưới đất nhằm gia tăng khả năng khai thác đối với công trình khai thác nước dưới đất của tổ chức, cá nhân;
- Nghiên cứu khoa học, thử nghiệm giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
Khi nào báo cáo tình hình thực hiện bổ sung nhân tạo nước? Báo cáo tình hình thực hiện bổ sung nhân tạo nước cho cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Nội dung phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất là gì?
Theo Điều 28 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT quy định như sau:
Phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất
1. Nội dung phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất:
a) Thuyết minh sự cần thiết về nhu cầu bổ sung nhân tạo nước dưới đất;
b) Mô tả về đặc điểm cấu trúc địa chất thủy văn, chất lượng nước trong tầng chứa nước và đánh giá khả năng giữ và trữ nước của tầng chứa nước;
c) Đánh giá sự phù hợp về số lượng, chất lượng của nguồn nước được sử dụng để bổ sung nhân tạo nước dưới đất;
d) Thuyết minh giải pháp thiết kế kỹ thuật việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất bao gồm các nội dung chính: Phương pháp bổ sung nhân tạo (làm ngập, xây dựng đập cát, bồn, bể thấm, lỗ khoan ép, lỗ khoan thu nước, hố đào, hào rãnh kết hợp giếng hấp thu nước và các phương pháp khác); vị trí, quy mô, thông số kỹ thuật của công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất; giải pháp kiểm soát chất lượng nguồn nước trước khi bổ sung nhân tạo và việc giám sát chất lượng nước của tầng chứa nước trong quá trình bổ sung nhân tạo;
đ) Mô tả quy trình vận hành thử nghiệm;
e) Mô tả quy trình vận hành, quản lý công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
...
Như vậy, nội dung phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất:
- Thuyết minh sự cần thiết về nhu cầu bổ sung nhân tạo nước dưới đất;
- Mô tả về đặc điểm cấu trúc địa chất thủy văn, chất lượng nước trong tầng chứa nước và đánh giá khả năng giữ và trữ nước của tầng chứa nước;
- Đánh giá sự phù hợp về số lượng, chất lượng của nguồn nước được sử dụng để bổ sung nhân tạo nước dưới đất;
- Thuyết minh giải pháp thiết kế kỹ thuật việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất bao gồm các nội dung chính: Phương pháp bổ sung nhân tạo (làm ngập, xây dựng đập cát, bồn, bể thấm, lỗ khoan ép, lỗ khoan thu nước, hố đào, hào rãnh kết hợp giếng hấp thu nước và các phương pháp khác); vị trí, quy mô, thông số kỹ thuật của công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất; giải pháp kiểm soát chất lượng nguồn nước trước khi bổ sung nhân tạo và việc giám sát chất lượng nước của tầng chứa nước trong quá trình bổ sung nhân tạo;
- Mô tả quy trình vận hành thử nghiệm;
- Mô tả quy trình vận hành, quản lý công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 116 không đáp ứng một trong các chỉ tiêu chất lượng sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn có phải là quyết định hành chính không theo quy định?
- Thời kỳ quy hoạch là gì? Thời kỳ quy hoạch của các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia là bao lâu?
- Thân nhân gồm những người nào? Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân đang có người nuôi dưỡng là bao nhiêu?
- Ban chấp hành công đoàn cơ sở có phải xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu của công đoàn cơ sở không?