Khi máy phát điện trong hệ thống điện quốc gia bị nhảy sự cố Trưởng ca nhà máy điện, trung tâm điều khiển cần làm gì?
- Khi máy phát điện trong hệ thống điện quốc gia bị nhảy sự cố Trưởng ca nhà máy điện, trung tâm điều khiển cần làm gì?
- Trưởng ca nhà máy điện, trung tâm điều khiển xử lý như thế nào khi máy phát điện trong hệ thống điện quốc gia xuất hiện cảnh báo?
- Sau khi xảy sự cố thì máy phát điện trong hệ thống điện quốc gia được đưa vào vận hành khi nào?
Khi máy phát điện trong hệ thống điện quốc gia bị nhảy sự cố Trưởng ca nhà máy điện, trung tâm điều khiển cần làm gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Thông tư 28/2014/TT-BCT quy định như sau:
Xử lý khi máy phát điện bị nhảy sự cố
1. Đối với Trưởng ca nhà máy điện, trung tâm điều khiển:
a) Xử lý sự cố máy phát điện theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố máy phát điện do Đơn vị quản lý vận hành ban hành;
b) Báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin sau:
- Tên tổ máy phát điện bị sự cố, rơ le bảo vệ tác động theo tín hiệu chỉ thị tại phòng điều khiển trung tâm;
- Ảnh hưởng của sự cố máy phát điện tại nhà máy điện;
c) Hoàn thành Báo cáo nhanh sự cố theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
....
Như vậy, khi máy phát điện trong hệ thống điện quốc gia bị nhảy sự cố Trưởng ca nhà máy điện, trung tâm điều khiển cần xử lý như sau:
- Xử lý sự cố máy phát điện theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố máy phát điện do Đơn vị quản lý vận hành ban hành;
- Báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin sau:
+ Tên tổ máy phát điện bị sự cố, rơ le bảo vệ tác động theo tín hiệu chỉ thị tại phòng điều khiển trung tâm;
+ Ảnh hưởng của sự cố máy phát điện tại nhà máy điện;
- Hoàn thành Báo cáo nhanh sự cố theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
Hệ thống điện quốc gia (Hình từ Internet)
Trưởng ca nhà máy điện, trung tâm điều khiển xử lý như thế nào khi máy phát điện trong hệ thống điện quốc gia xuất hiện cảnh báo?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Thông tư 28/2014/TT-BCT quy định như sau:
Xử lý tín hiệu cảnh báo máy phát điện
Khi máy phát điện xuất hiện cảnh báo (quá tải stator, quá tải rotor, kích thích tối thiểu hoặc cảnh báo khác), xử lý như sau:
1. Đối với Trưởng ca nhà máy điện, trung tâm điều khiển:
a) Xử lý tín hiệu cảnh báo máy phát điện theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố máy phát điện do Đơn vị quản lý vận hành ban hành;
b) Báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển thời gian để xử lý và kiến nghị các yêu cầu xử lý cảnh báo.
2. Đối với Điều độ viên:
a) Chấp thuận kiến nghị xử lý của Trưởng ca nhà máy điện, trung tâm điều khiển trong trường hợp khẩn cấp đe dọa ngừng sự cố máy phát điện hoặc đưa ra phương án xử lý phù hợp với hệ thống điện;
b) Thực hiện ngay các biện pháp điều khiển tần số hoặc điện áp khi thay đổi công suất tác dụng (P) hoặc công suất phản kháng (Q) của máy phát điện tuỳ thuộc vào tần số và điện áp của hệ thống điện;
c) Xử lý sự cố hệ thống điện ở chế độ khẩn cấp nếu tần số hoặc điện áp nằm ngoài giới hạn cho phép.
Theo đó, trưởng ca nhà máy điện, trung tâm điều khiển xử lý như sau khi máy phát điện trong hệ thống điện quốc gia xuất hiện cảnh báo:
- Xử lý tín hiệu cảnh báo máy phát điện theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố máy phát điện do Đơn vị quản lý vận hành ban hành;
- Báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển thời gian để xử lý và kiến nghị các yêu cầu xử lý cảnh báo.
Sau khi xảy sự cố thì máy phát điện trong hệ thống điện quốc gia được đưa vào vận hành khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 32 Thông tư 28/2014/TT-BCT quy định như sau:
Khôi phục máy phát điện sau sự cố
1. Trường hợp Trưởng ca nhà máy điện, trung tâm điều khiển kiểm tra sơ bộ, xác nhận bảo vệ tác động do sự cố bên ngoài máy phát điện, máy phát điện không có hiện tượng gì bất thường và khẳng định đủ tiêu chuẩn vận hành, cho phép Điều độ viên chỉ huy đưa máy phát điện vào vận hành.
2. Trường hợp Trưởng ca nhà máy điện, trung tâm điều khiển xác nhận bảo vệ tác động do sự cố nội bộ trong máy phát điện hoặc sự cố thiết bị liên quan đến máy phát điện, Trưởng ca nhà máy điện, trung tâm điều khiển báo cáo Điều độ viên có quyền điều khiển cho phép thao tác cô lập máy phát điện để sửa chữa. Máy phát điện chỉ được đưa vào vận hành sau khi Đơn vị quản lý vận hành khẳng định máy phát điện đó đủ tiêu chuẩn vận hành.
Như vậy, sau khi xảy sự cố thì máy phát điện trong hệ thống điện quốc gia được đưa vào vận hành sau khi Đơn vị quản lý vận hành khẳng định máy phát điện đó đủ tiêu chuẩn vận hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?