Khi lập Kế hoạch kiểm toán tổng quát việc xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu được quy định như thế nào?
Khi lập Kế hoạch kiểm toán, mục tiêu của cuộc kiểm toán được xác định căn cứ vào đâu?
Khi lập Kế hoạch kiểm toán, mục tiêu của cuộc kiểm toán được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ ngày 13/07/2023) như sau:
- Mục tiêu của cuộc kiểm toán được xác định căn cứ vào định hướng kiểm toán hàng năm của Kiểm toán nhà nước; yêu cầu và tính chất của cuộc kiểm toán; đặc điểm và tình hình thực tế của đơn vị được kiểm toán (hoặc vấn đề được kiểm toán).
Trước đây, căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN (Hết hiệu lực từ ngày 13/07/2023) quy định như sau:
Lập KHKT tổng quát
Trên cơ sở khảo sát, thu thập và đánh giá thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ, thông tin về tài chính và các thông tin khác về đơn vị được kiểm toán, KHKT tổng quát được lập theo quy định tại Đoạn 11 đến Đoạn 35 CMKTNN 1300, Đoạn 21 đến Đoạn 48 CMKTNN 3000, Đoạn 8 đến Đoạn 38 CMKTNN 4000 và theo mẫu KHKT tổng quát do Tổng Kiểm toán nhà nước quy định. KHKT tổng quát bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1. Mục tiêu kiểm toán
Mục tiêu của cuộc kiểm toán được xác định căn cứ vào định hướng kiểm toán hàng năm của Kiểm toán nhà nước; yêu cầu và tính chất của cuộc kiểm toán; đặc điểm và tình hình thực tế của đơn vị được kiểm toán hoặc vấn đề được kiểm toán. Tùy theo loại hình kiểm toán, mục tiêu chủ yếu của cuộc kiểm toán có thể là:
- Xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, thông tin tài chính;
- Kiểm tra, đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật và các quy định nội bộ của đơn vị được kiểm toán;
- Đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công;
...
Theo đó, mục tiêu của cuộc kiểm toán được xác định căn cứ vào định hướng kiểm toán hàng năm của Kiểm toán nhà nước; yêu cầu và tính chất của cuộc kiểm toán; đặc điểm và tình hình thực tế của đơn vị được kiểm toán hoặc vấn đề được kiểm toán. Tùy theo loại hình kiểm toán, mục tiêu chủ yếu của cuộc kiểm toán được quy định cụ thể trên.
Kế hoạch kiểm toán (Hình từ Internet)
Việc xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu khi lập Kế hoạch kiểm toán tổng quát được quy định như thế nào?
Việc xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu khi lập Kế hoạch kiểm toán tổng quát được quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ ngày 13/07/2023) như sau:
- Trên cơ sở thông tin thu thập được và kết quả phân tích, đánh giá thông tin, KTVNN thực hiện xác định, đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu và xác định trọng yếu kiểm toán.
Trước đây, căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN (Hết hiệu lực từ ngày 13/07/2023) quy định như sau:
Lập KHKT tổng quát
...
2. Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu
Trên cơ sở thông tin thu thập được và kết quả phân tích, đánh giá thông tin, KTVNN thực hiện đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát và kết hợp lại theo ma trận rủi ro để xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu theo các mức độ (cao, trung bình, thấp):
a) Đối với kiểm toán tài chính: xác định và đánh giá rủi ro ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu của khoản mục, nhóm giao dịch, số dư tài khoản, thông tin thuyết minh. Trong đó, lưu ý:
- Khi xác định và đánh giá rủi ro sai sót trọng yếu cần lưu ý các rủi ro đáng kể thường liên quan đến các giao dịch bất thường và các vấn đề cần xét đoán: Sự can thiệp nhiều hơn của lãnh đạo đơn vị vào việc hạch toán kế toán và lập báo cáo tài chính; can thiệp thủ công nhiều hơn vào quá trình thu thập và xử lý dữ liệu; các tính toán hoặc nguyên tắc kế toán phức tạp; các giao dịch bất thường khiến đơn vị khó có thể thực hiện kiểm soát một cách hiệu quả; các nguyên tắc kế toán, ước tính kế toán diễn giải theo cách khác nhau; các xét đoán mang tính chủ quan và phức tạp; các ước tính kế toán mà việc đo lường các ước tính đó chứa đựng yếu tố không chắc chắn.
- Khi xét đoán rủi ro được coi là đáng kể cần phải xem xét các nội dung: Rủi ro đó là do gian lận hay nhầm lẫn; rủi ro có liên quan đến những thay đổi lớn; mức độ phức tạp của các giao dịch; rủi ro gắn liền với các giao dịch quan trọng; mức độ chủ quan trong việc định lượng thông tin tài chính, đặc biệt là việc định lượng còn có yếu tố chưa chắc chắn; rủi ro có liên quan tới những giao dịch lớn nằm ngoài phạm vi hoạt động bình thường của đơn vị hoặc có các dấu hiệu bất thường.
- Khi xác định có rủi ro đáng kể cần tìm hiểu các hoạt động kiểm soát của đơn vị và các biện pháp xử lý rủi ro liên quan đến rủi ro đó. Trường hợp, các kiểm soát mà đơn vị áp dụng đối với rủi ro đáng kể nhưng vẫn không xử lý được rủi ro này thì phải coi đây là khiếm khuyết nghiêm trọng trong kiểm soát nội bộ.
b) Đối với kiểm toán hoạt động: đánh giá rủi ro của các sự kiện có khả năng ảnh hưởng tiêu cực không mong muốn có thể dẫn đến không đạt được tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả.
...
Như vậy, trên cơ sở thông tin thu thập được và kết quả phân tích, đánh giá thông tin, Kiểm toán viên nhà nước thực hiện đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát và kết hợp lại theo ma trận rủi ro để xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu theo các mức độ (cao, trung bình, thấp) được quy định cụ thể trên.
Kiểm toán viên nhà nước xác định trọng yếu kiểm toán dựa vào đâu?
Kiểm toán viên nhà nước xác định trọng yếu kiểm toán theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ ngày 13/07/2023) như sau:
- Trình tự, thủ tục xác định, đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu và xác định trọng yếu kiểm toán thực hiện theo hướng dẫn tại Hệ thống CMKTNN và các hướng dẫn của Kiểm toán nhà nước.
Trước đây, căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN (Hết hiệu lực từ ngày 13/07/2023) quy định như sau:
Lập KHKT tổng quát
...
3. Xác định trọng yếu kiểm toán
Dựa trên kết quả phân tích, đánh giá thông tin về đơn vị được kiểm toán, kết quả đánh giá rủi ro, KTVNN xác định trọng yếu kiểm toán:
- Đối với kiểm toán tài chính: Xác định mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính; mức trọng yếu đối với khoản mục, nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh cần lưu ý (nếu có); mức trọng yếu thực hiện; ngưỡng sai sót không đáng kể; các khoản mục, nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh trọng yếu.
- Đối với kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động (nếu có): Xác định các nội dung, vấn đề trọng yếu.
Trình tự, thủ tục xác định trọng yếu kiểm toán khi lập KHKT tổng quát thực hiện theo quy định tại các CMKTNN 1320 - Xác định và vận dụng trọng yếu trong kiểm toán tài chính; Đoạn 21 đến Đoạn 22 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động; Đoạn 19 đến Đoạn 24 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ, Hướng dẫn kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu kiểm toán trong từng lĩnh vực kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và các quy định khác có liên quan của Kiểm toán nhà nước.
Như vậy, dựa trên kết quả phân tích, đánh giá thông tin về đơn vị được kiểm toán, kết quả đánh giá rủi ro, Kiểm toán viên nhà nước xác định trọng yếu kiểm toán đối với kiểm toán tài chính và đối với kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động (nếu có) theo quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?