Khi ký hợp đồng thầu phụ, nhà thầu chính có được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng cho nhà thầu phụ thực hiện?
- Nhà thầu chính, nhà thầu phụ và nhà thầu nước ngoài trong hợp đồng xây dựng là những ai?
- Theo nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng, điều kiện để nhà thầu chính được ký hợp đồng với nhà thầu phụ là gì?
- Khi ký hợp đồng thầu phụ, nhà thầu chính có được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng cho nhà thầu phụ thực hiện không?
Nhà thầu chính, nhà thầu phụ và nhà thầu nước ngoài trong hợp đồng xây dựng là những ai?
Tham khảo mẫu hợp đồng thầu phụ tại đây: >>TẢI VỀ<<
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì nhà thầu chính, nhà thầu phụ và nhà thầu nước ngoài trong hợp đồng xây dựng là những người sau đây:
- Nhà thầu chính trong hợp đồng xây dựng là nhà thầu trực tiếp ký kết hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư xây dựng.
- Nhà thầu phụ trong hợp đồng xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng xây dựng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
- Nhà thầu nước ngoài trong hợp đồng xây dựng là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân mang quốc tịch nước ngoài tham gia ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng tại Việt Nam. Nhà thầu nước ngoài có thể là nhà thầu chính, tổng thầu hoặc nhà thầu phụ.
Khi ký hợp đồng thầu phụ, nhà thầu chính có được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng cho nhà thầu phụ thực hiện? (Hình từ Internet)
Theo nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng, điều kiện để nhà thầu chính được ký hợp đồng với nhà thầu phụ là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 37/2015/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng
Về nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng phải phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 138 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Tại thời điểm ký kết hợp đồng bên nhận thầu phải đáp ứng điều kiện năng lực hành nghề, năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với nhà thầu liên danh, việc phân chia khối lượng công việc trong thỏa thuận liên danh phải phù hợp với năng lực hoạt động của từng thành viên trong liên danh. Đối với nhà thầu chính nước ngoài, phải có cam kết thuê thầu phụ trong nước thực hiện các công việc của hợp đồng dự kiến giao thầu phụ khi các nhà thầu trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
2. Chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư được ký hợp đồng với một hay nhiều nhà thầu chính để thực hiện công việc. Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà thầu chính thì nội dung của các hợp đồng này phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện các công việc của hợp đồng để bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả đầu tư của dự án đầu tư xây dựng.
3. Tổng thầu, nhà thầu chính được ký hợp đồng với một hoặc một số nhà thầu phụ, nhưng các nhà thầu phụ này phải được chủ đầu tư chấp thuận, các hợp đồng thầu phụ này phải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư. Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng các công việc đã ký kết, kể cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
...
Như vậy, theo nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng thì điều kiện để nhà thầu chính được ký hợp đồng với một hoặc một số nhà thầu phụ bao gồm:
(1) Các nhà thầu phụ phải được chủ đầu tư chấp thuận;
(2) Các hợp đồng thầu phụ phải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư.
Trong trường hợp nhà thầu chính ký hợp đồng với nhà thầu phụ thì nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng các công việc đã ký kết, kể cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
Khi ký hợp đồng thầu phụ, nhà thầu chính có được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng cho nhà thầu phụ thực hiện không?
Căn cứ Điều 47 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định về hợp đồng thầu phụ như sau:
Hợp đồng thầu phụ
1. Một hợp đồng thầu chính có thể có nhiều hợp đồng thầu phụ. Khi ký hợp đồng thầu phụ, tổng thầu, nhà thầu chính hoặc nhà thầu nước ngoài phải thực hiện theo các quy định sau:
a) Chỉ được ký kết hợp đồng thầu phụ đúng với năng lực hành nghề, năng lực hoạt động của nhà thầu phụ.
b) Nhà thầu nước ngoài khi thực hiện hợp đồng xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam với vai trò là nhà thầu chính phải sử dụng nhà thầu phụ trong nước đáp ứng được các yêu cầu của gói thầu và chỉ được ký hợp đồng thầu phụ với các nhà thầu phụ nước ngoài khi các nhà thầu phụ trong nước không đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. Đối với các vật tư, thiết bị tạm nhập tái xuất phải được quy định cụ thể trong hợp đồng theo nguyên tắc ưu tiên sử dụng các vật tư, thiết bị trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
c) Đối với các nhà thầu phụ không có trong danh sách thầu phụ kèm theo hợp đồng thì phải được chủ đầu tư chấp thuận.
d) Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, sai sót của mình và các công việc do các nhà thầu phụ thực hiện.
đ) Tổng thầu, nhà thầu chính không được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng cho nhà thầu phụ thực hiện.
...
Như vậy, khi ký kết hợp đồng thầu phụ, nhà thầu chính không được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng cho nhà thầu phụ thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thống kê chất lượng đảng viên cuối năm mới nhất? Tải mẫu? Khung tiêu chí đánh giá xếp loại chất lượng đảng viên cuối năm?
- Mẫu công văn xin gia hạn công nợ mới nhất là mẫu nào? Cách viết công văn xin gia hạn công nợ chi tiết?
- Mẫu hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình là mẫu nào? Có bao nhiêu bước thiết kế xây dựng?
- Mẫu Báo cáo quyết toán thu chi hằng năm của BQLDA nhóm 1 sử dụng vốn NSNN mới nhất? Thời gian thẩm tra và phê duyệt báo cáo?
- Mẫu Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân mới nhất theo NĐ 123? Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là gì?