Khi khiếu nại vụ việc cạnh tranh không lành mạnh sau khi hoàn tất việc giao nộp chứng cứ bên khiếu nại có phải nhận lại biên bản giao nộp chứng cứ hay không?
Khi khiếu nại vụ việc cạnh tranh không lành mạnh sau khi hoàn tất việc giao nộp chứng cứ bên khiếu nại có phải nhận lại biên bản giao nộp chứng cứ hay không?
Căn cứ tại Điều 19 Nghị định 35/2020/NĐ-CP về giao nộp chứng cứ như sau:
Giao nộp chứng cứ
1. Người tham gia tố tụng cạnh tranh quy định tại Điều 66 của Luật Cạnh tranh trừ người phiên dịch có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trong quá trình điều tra, giải quyết vụ việc cạnh tranh.
2. Việc giao nộp chứng cứ quy định tại khoản 1 Điều này phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp và chữ ký của người nhận và dấu của Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc cạnh tranh và một bản giao cho bên giao nộp chứng cứ giữ.
3. Các tài liệu, chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực hợp pháp.
4. Thời gian giao nộp tài liệu, chứng cứ không được quá thời hạn điều tra quy định tại Điều 81, 87 của Luật Cạnh tranh, thời hạn điều tra bổ sung quy định tại Điều 89, 90, 91 của Luật Cạnh tranh hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 66 Luật Cạnh tranh 2018 về người tham gia tố tụng cạnh tranh như sau:
Người tham gia tố tụng cạnh tranh
1. Bên khiếu nại.
2. Bên bị khiếu nại.
3. Bên bị điều tra.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
6. Người làm chứng.
7. Người giám định.
8. Người phiên dịch.
Như vậy, bên khiếu nại có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trong quá trình điều tra, giải quyết vụ việc cạnh tranh.
Việc giao nộp chứng cứ phải được lập thành biên bản.
Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp và chữ ký của người nhận và dấu của Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc cạnh tranh và một bản giao cho bên giao nộp chứng cứ giữ.
Hay nói cách khác, khi hoàn tất việc giao nộp chứng cứ bên khiếu nại được giao nhận biên bản giao nộp chứng cứ giữ còn lại.
Khi khiếu nại vụ việc cạnh tranh không lành mạnh sau khi hoàn tất việc giao nộp chứng cứ bên khiếu nại có phải nhận lại biên bản giao nộp chứng cứ hay không? (Hình từ Internet)
Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh thuộc nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan nào?
Căn cứ tại Điều 59 Luật Cạnh tranh 2018 về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khi tiến hành tố tụng cạnh tranh như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khi tiến hành tố tụng cạnh tranh
1. Quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh để giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh và chỉ định thư ký phiên điều trần trong số công chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
2. Quyết định thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần.
3. Thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh và đồng thời là Chủ tịch Hội đồng.
4. Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế hoặc cạnh tranh không lành mạnh.
5. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
6. Quyết định xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế.
7. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
8. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Như vậy, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Vụ việc cạnh tranh là vụ việc như thế nào?
Vụ việc cạnh tranh được định nghĩa tại khoản 9 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 là vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh bị điều tra, xử lý theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018, bao gồm:
- Vụ việc hạn chế cạnh tranh;
- Vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế;
- Vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?