Khi gia nhập một điều ước quốc tế một quốc gia không thể đề ra một bảo lưu đối với điều ước đó khi nào?
- Khi gia nhập một điều ước quốc tế một quốc gia không thể đề ra một bảo lưu đối với điều ước đó khi nào?
- Một bảo lưu được một điều ước quốc tế rõ ràng cho phép thì có cần được các quốc gia ký kết chấp thuận không?
- Một bảo lưu đề ra đối với một bên khác làm thay đổi những quy định trong quan hệ giữa quốc gia đề ra bảo lưu với bên khác trong chừng mực nào?
Khi gia nhập một điều ước quốc tế một quốc gia không thể đề ra một bảo lưu đối với điều ước đó khi nào?
Căn cứ theo Điều 19 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Việc đề ra những bảo lưu
Khi ký, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước, một quốc gia có thể đề ra một bảo lưu, trừ khi:
a) Điều ước đó ngăn cấm việc bảo lưu;
b) Điều ước đó quy định rằng chỉ có thể có những bảo lưu cụ thể, trong số đó không có bảo lưu đã đề cập nói trên;
c) Bảo lưu không phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước, ngoài những trường hợp ghi ở điểm (a) và (b) trên.
Như vậy, khi gia nhập một điều ước quốc tế một quốc gia không thể đề ra một bảo lưu đối với điều ước đó khi:
- Điều ước đó ngăn cấm việc bảo lưu;
- Điều ước đó quy định rằng chỉ có thể có những bảo lưu cụ thể, trong số đó không có bảo lưu đã đề cập nói trên;
- Bảo lưu không phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước, ngoài những trường hợp ghi ở điểm (a) và (b) trên.
Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Một bảo lưu được một điều ước quốc tế rõ ràng cho phép thì có cần được các quốc gia ký kết chấp thuận không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Chấp thuận và bác bỏ bảo lưu
1. Một bảo lưu được một điều ước rõ ràng cho phép thì không cần được các quốc gia ký kết chấp thuận, trừ khi điều ước quy định việc chấp thuận này.
2. Khi từ số quốc gia tham gia đàm phán có hạn, từ đối tượng và mục đích của điều ước mà việc thi hành toàn bộ điều ước giữa các bên là một điều kiện chủ yếu của việc đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước của mỗi bên thì một bảo lưu cần phải được tất cả các bên chấp thuận.
3. Khi một điều ước là một văn kiện về việc thành lập một tổ chức quốc tế, thì một bảo lưu đòi hỏi phải có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của tổ chức này, trừ khi điều ước có quy định khác.
4. Trong trường hợp đã ghi nhận ở những điều khoản trên và trừ khi điều ước có quy định khác:
a) Việc một quốc gia ký kết chấp thuận một bảo lưu sẽ làm cho quốc gia đề ra bảo lưu trở thành một bên tham gia điều ước trong quan hệ với quốc gia đó; nếu điều ước đã có hiệu lực hoặc khi điều ước có hiệu lực đối với các quốc gia đó.
b) Việc một quốc gia ký kết khác phản đối bảo lưu sẽ không cản trở điều ước có hiệu lực giữa quốc gia phản đối bảo lưu và quốc gia đề ra bảo lưu, trừ khi quốc gia phản đối bảo lưu đã bày tỏ rõ ý định ngược lại.
c) Một văn kiện theo đó một quốc gia biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của mình đối với một điều ước kèm theo một bảo lưu sẽ có giá trị khi ít nhất có một quốc gia ký kết khác chấp thuận bảo lưu đó.
5. Nhằm những mục đích của các khoản 2 và 4, và trừ khi điều ước có quy định khác, một bảo lưu coi như được một quốc gia chấp thuận nếu quốc gia này không phản đối bảo lưu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo về bảo lưu đó hoặc ngày quốc gia này biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước, nếu hành vi này xảy ra sau ngày bảo lưu được đề ra.
Như vậy, một bảo lưu được một điều ước quốc tế rõ ràng cho phép thì không cần được các quốc gia ký kết chấp thuận, trừ khi điều ước quy định việc chấp thuận này.
Một bảo lưu đề ra đối với một bên khác làm thay đổi những quy định trong quan hệ giữa quốc gia đề ra bảo lưu với bên khác trong chừng mực nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 21 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Những hậu quả pháp lý của những bảo lưu và việc phản đối bảo lưu
1. Một bảo lưu đề ra đối với một bên khác chiểu theo các điều 19, 20 và 23 sẽ:
a) Thay đổi những quy định trong quan hệ giữa quốc gia đề ra bảo lưu với bên khác trong chừng mực xác định mà bảo lưu đã nêu ra; và
b) Thay đổi, cũng trong chừng mực đó, những quy định bên trong quan hệ giữa các bên tham gia điều ước với quốc gia đề ra bảo lưu.
2. Bảo lưu sẽ không thay đổi các quy định của điều ước đối với các bên khác tham gia điều ước trong những quan hệ giữa họ (interse).
3. Khi một quốc gia bác bỏ một bảo lưu mà không chống lại hiệu lực của điều ước giữa quốc gia đó và quốc gia đề ra bảo lưu, thì những quy định có bảo lưu sẽ không áp dụng giữa hai quốc gia trong chừng mực mà bảo lưu đó đề ra.
Như vậy, một bảo lưu đề ra đối với một bên khác làm thay đổi những quy định trong quan hệ giữa quốc gia đề ra bảo lưu với bên khác trong chừng mực mà bảo lưu đã nêu ra; và
Thay đổi, cũng trong chừng mực đó, những quy định bên trong quan hệ giữa các bên tham gia điều ước quốc tế với quốc gia đề ra bảo lưu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án Tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu về Chuyển đổi số, Cải cách hành chính, Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh mới nhất?
- Đề xuất miễn giảm thuế thu nhập cá nhân theo dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) thế nào?
- Danh mục thuốc nổ công nghiệp, phụ kiện nổ công nghiệp và thuốc nổ mạnh được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam từ 1/1/2025?
- Ngày 30 tháng 11 là ngày gì? Ngày 30 11 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 30 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu nhận xét các môn học tiểu học giữa kì 1 theo Thông tư 27 mới nhất năm 2024 như thế nào?