Khi gà mắc bệnh viêm ruột hoại tử thì có triệu chứng lâm sàng nào không? Để kiểm tra trực tiếp vi khuẩn gây bệnh ở gà thì cần thực hiện như thế nào?
Khi gà mắc bệnh viêm ruột hoại tử thì có triệu chứng lâm sàng nào không?
Theo tiết 5.1.1.2 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-28:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 28: Bệnh viêm ruột hoại tử do vi khuẩn clostridium perfringens quy định về triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm ruột hoại tử ở gà như sau:
Cách tiến hành
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
5.1.1. Bệnh viêm ruột hoại tử ở gà
5.1.1.1. Đặc điểm dịch tễ
- Bệnh viêm ruột hoại tử thường xảy ra ở gà ít ngày tuổi từ 2 tuần đến 5 tuần tuổi, gà tây từ 7 tuần đến 12 tuần tuổi nhưng cũng có thể xảy ra ở gà hậu bị và gà đẻ.
- Bệnh lây lan qua đường thức ăn, nước uống do vi khuẩn C. perfringens có nhiều trong môi trường đất, thức ăn, phân, chất độn chuồng, rác, chất chứa đường ruột,...
- Tỷ lệ nhiễm bệnh viêm ruột hoại tử ở gà con có thể lên tới 50 %, ở gà thịt khoảng từ 13 % đến 37,3 %.
5.1.1.2. Triệu chứng lâm sàng
- Trong trường hợp cấp tính gà chết nhanh (từ 1 h đến 2 h) khi chưa biểu hiện triệu chứng của bệnh. Tỷ lệ chết cao, có thể lên tới 50 %.
- Gà thường chết đột ngột, các triệu chứng lâm sàng thấy được trong thời gian ngắn.
- Triệu chứng thường thấy của bệnh là gà bị tiêu chảy, phân nhiều nước, có màu đỏ, nâu đỏ, màu vàng hoặc lẫn thức ăn.
- Gà có biểu hiện ủ rũ, ăn ít, giảm tăng trọng, xác chết gầy và ướt.
5.1.1.3. Bệnh tích đại thể
- Bệnh tích thường quan sát thấy ở phần ruột non chủ yếu là ở không tràng và hồi tràng. Niêm mạc ruột bị xuất huyết, hoại tử. Lớp chất nhày ở ruột có màu xám nâu đến vàng xanh lá cây hoặc có màng giả.
- Thành ruột non và thỉnh thoảng ở đoạn manh tràng mỏng, dễ nát, giãn to và tích khí.
- Gan không to nhưng màu sắc thay đổi, có màu thẫm hoặc vàng hơn bình thường. Trên bề mặt gan có lấm tấm điểm hoại tử màu vàng.
- Lách có thể sưng to, sưng huyết hoặc xuất huyết, có các điểm hoại tử.
- Thận có thể sưng to, biến màu có thể có các điểm hoại tử.
Theo tiêu chuẩn nêu trên thì một số cá thể gà mắc bệnh viêm ruột hoại tử nặng ở thể cấp tính thường chết nhanh (từ 1 h đến 2 h) khi chưa biểu hiện triệu chứng của bệnh. Tỷ lệ chết cao, có thể lên tới 50 %.
Thường khi mắc bệnh viêm ruột hoại tử gà hay chết đột ngột, các triệu chứng lâm sàng thấy được trong thời gian ngắn.
Một số ít triệu chứng lâm sàng khi gà mắc bệnh như gà bị tiêu chảy, phân nhiều nước, có màu đỏ, nâu đỏ, màu vàng hoặc lẫn thức ăn; một số cá thể có biểu hiện ủ rũ, ăn ít, giảm tăng trọng, xác chết gầy và ướt.
Khi gà mắc bệnh viêm ruột hoại tử thì có triệu chứng lâm sàng nào không? (Hình từ Internet)
Để kiểm tra trực tiếp vi khuẩn gây bệnh viêm ruột hoại tử ở gà thì cần thực hiện như thế nào?
Theo tiết 5.2.2 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-28:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 28: Bệnh viêm ruột hoại tử do vi khuẩn clostridium perfringens quy định về cách kiểm tra trực tiếp vi khuẩn gây nên bệnh viêm ruột hoại tử ở gà như sau:
Cách tiến hành
...
5.2.2. Kiểm tra trực tiếp vi khuẩn từ mẫu bệnh phẩm
Sử dụng phương pháp nhuộm Gram để kiểm tra hình thái vi khuẩn.
5.2.2.1. Cách làm tiêu bản
Dùng que cấy (4.7) lấy niêm mạc ruột (vùng niêm mạc ruột có bệnh tích của bệnh), phết lên phiến kính (4.9), để khô.
5.2.2.2. Cố định tiêu bản
Nhỏ cồn methanol ngập tiêu bản (xem 5.2.2.1), để khô.
Nhuộm Gram theo quy định của phụ lục A.
5.2.2.3. Quan sát hình thái vi khuẩn
Vi khuẩn bắt màu tím (màu Gram dương), trực khuẩn to, thẳng, hai đầu tròn, có kích thước từ (từ 0,6 µm đến 0,8 µm) x (từ 2 µm đến 4 µm), thường đứng riêng lẻ hay thành chuỗi ngắn.
Bệnh phẩm nghi nhiễm bệnh khi có nhiều vi khuẩn có hình thái đặc trưng của C. perfringens trên vi trường.
...
Theo đó, các bước để có thể kiểm tra trực tiếp vi khuẩn gây bệnh viêm ruột hoại tử ở gà gồm:
- Làm tiêu bản;
- Cố định tiêu bản;
- Quan sát hình thái vi khuẩn.
Trước tiên cần dùng que cấylấy niêm mạc ruột (vùng niêm mạc ruột có bệnh tích của bệnh), phết lên phiến kính, để khô. Sau đó, nhỏ cồn methanol ngập tiêu bản, để khô và nhuộm gram theo quy định.
Vi khuẩn bắt màu tím (màu Gram dương), trực khuẩn to, thẳng, hai đầu tròn, có kích thước từ (từ 0,6 µm đến 0,8 µm) x (từ 2 µm đến 4 µm), thường đứng riêng lẻ hay thành chuỗi ngắn.
Bệnh phẩm nghi nhiễm bệnh khi có nhiều vi khuẩn có hình thái đặc trưng của C. perfringens trên vi trường.
Để nhuộm Gram tiêu bản thì cần thực hiện theo các bước nào để đảm bảo đúng tiêu chuẩn?
Theo điểm A.2 Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-28:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 28: Bệnh viêm ruột hoại tử do vi khuẩn clostridium perfringens quy định về cách tiến hành nhuộm Gram như sau:
Đầu tiền cần nhỏ dung dịch tím tinh thể lên tiêu bản (đã cố định), để từ 1 min đến 2 min sau đó rửa nước nhanh và để khô. Tiếp tục nhỏ dung dịch lugol, để 1 min sau đó rửa nước nhanh và để khô,
Sau đó là nhỏ cồn axeton, rửa nước thật nhanh và để khô. cuối cùng là nhỏ dung dịch fuchsin loãng, để 1 min sau đó rửa nước rồi thấm khô hoặc sấy khô.
Hoàn tất các bước trên là đã hoàn thành việc nhuộm Gram tiêu bản, có thể tiến hành kiểm tra trực tiếp vi khuẩn gây bệnh viêm ruột hoại tử ở gà.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ethereum là gì? Ethereum có phải là tiền ảo? Ethereum có được xem là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam không?
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước chọn lọc? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học là gì?
- Lịch dương tháng 12 2024 đầy đủ, chi tiết? Xem lịch âm dương tháng 12 2024 chi tiết? Tháng 12 2024 có bao nhiêu ngày?
- Mẫu bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị chuyển đảng chính thức mới nhất? Hướng dẫn cách viết?
- Ngày 28 tháng 11 là ngày gì? Ngày 28 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 28 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?