Khi doanh nghiệp trong nước hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài thì cần phải lưu ý những quy định nào?
- Khi doanh nghiệp trong nước hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài thì cần phải lưu ý những quy định nào?
- Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước không?
- Khi nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước có tranh chấp thì việc giải quyết được thực hiện ở đâu?
Khi doanh nghiệp trong nước hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài thì cần phải lưu ý những quy định nào?
Nếu hai bên kí hợp đồng hợp tác kinh doanh để cung cấp dịch vụ cho khách hàng sau đó phân chia lợi nhuận thì chị tham khảo quy định sau:
Tại khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC được hướng dẫn tại Điều 27 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật này.
3. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.
Và Điều 28 Luật Đầu tư 2020 quy định:
Nội dung hợp đồng BCC
1. Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
3. Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
Khi hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư nước ngoài thì cần tiến hành xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo Điều 38 Luật đầu tư 2020.
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 35, 36, 39 và Điều 40 Nghị định 31/2021/NĐ-CP (nếu dự án hợp tác của hai bên không thuộc diện chấp thuận đầu tư thì thực hiện đăng ký theo hướng dẫn tại Điều 36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP).
Về việc tính thuế và xuất hóa đơn khi hợp tác kinh doanh chị có thể tham khảo thêm điểm n khoản 2 Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC.
Nếu bên chị kí hợp đồng cung cấp dịch vụ cho bên nước ngoài và thu phí dịch vụ thì đây là hoạt động cung cấp dịch vụ bình thường.
Hai bên kí kết hợp đồng dịch vụ và bên chị xuất hóa đơn cho khách hàng như cung cấp dịch vụ cho các khách hàng.
Nhà đầu tư nước ngoài (Hình từ Internet)
Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:
Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:
a) Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;
b) Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
...
Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp:
- Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;
- Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
Khi nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước có tranh chấp thì việc giải quyết được thực hiện ở đâu?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:
Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh
...
3. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Tòa án Việt Nam;
b) Trọng tài Việt Nam;
c) Trọng tài nước ngoài;
d) Trọng tài quốc tế;
đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.
...
Theo đó, khi nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước có tranh chấp thì việc giải quyết được thực hiện thông qua một trong những cơ quan sau;
- Tòa án Việt Nam;
- Trọng tài Việt Nam;
- Trọng tài nước ngoài;
- Trọng tài quốc tế;
- Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?