Khi Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia quy định trái với Hiến pháp thì áp dụng theo quy định nào?
Khi Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia quy định trái với Hiến pháp thì áp dụng theo quy định nào?
Tại Điều 2 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 giải thích thuật ngữ "điều ước" như sau:
Những thuật ngữ được sử dụng
1. Theo mục đích của Công ước này
a) Thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì.
...
Dẫn chiếu đến Điều 3 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định việc áp dụng ĐƯQT không được trái với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế
1. Không trái với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và những nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế.
3. Bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Đồng thời tại Điều 6 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định như sau:
Điều ước quốc tế và quy định của pháp luật trong nước
1. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.
2. Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó.
Như vậy, khi điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia quy định trái với Hiến pháp thì áp dụng theo Hiến pháp.
Tuy nhiên, trên thực tế trước khi tham gia vào bất kì điều ước quốc tế nào thì đều phải trải qua quá trình rà soát, đối chiếu, phê duyệt để đảm bảo các điều khoản tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia sẽ không trái với quy định của Hiến pháp.
Khi Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia quy định trái với Hiến pháp thì áp dụng theo quy định nào? (hình từ internet)
Khi nào thì Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia chấm dứt hiệu lực?
Theo Điều 55 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định như sau:
Chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế
1. Việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó hoặc theo thỏa thuận giữa bên Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
...
Chiếu theo quy định này thì việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó hoặc theo thỏa thuận giữa bên Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
Ai được quyền quyết định chấm dứt hiệu lực Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia?
Cũng theo Điều 55 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định như sau:
Chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế
...
2. Thẩm quyền quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế được quy định như sau:
a) Quốc hội quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế mà Quốc hội phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập.
Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế do Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định ký và Quốc hội phê chuẩn, sau đó báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
b) Chủ tịch nước quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế mà Chủ tịch nước phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập;
c) Chính phủ quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế mà Chính phủ quyết định phê duyệt, gia nhập hoặc ký nhưng không phải phê chuẩn, phê duyệt.
3. Văn bản quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên của điều ước quốc tế bị chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện; thời gian, địa điểm ký và thời hạn có hiệu lực;
b) Trách nhiệm của cơ quan đề xuất, Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan.
4. Hồ sơ trình, trình tự, thủ tục quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế được thực hiện tương tự hồ sơ trình, trình tự, thủ tục quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật này.
Theo đó, thẩm quyền quyết định chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế được quy định như sau:
- Quốc hội quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế mà Quốc hội phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập.
+ Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế do Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định ký và Quốc hội phê chuẩn, sau đó báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
- Chủ tịch nước quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế mà Chủ tịch nước phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập;
- Chính phủ quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế mà Chính phủ quyết định phê duyệt, gia nhập hoặc ký nhưng không phải phê chuẩn, phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?