Khi đăng ký sáng chế, chủ thể nào sẽ được hưởng quyền ưu tiên trong đăng ký? Sáng chế được bảo hộ quyền sở hữu dưới mấy hình thức?
Chủ thể nào được hưởng quyền ưu tiên trong đăng ký quyền sở hữu sáng chế?
Chủ thể nào được hưởng quyền ưu tiên trong đăng ký quyền sở hữu sáng chế? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định thì sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Căn cứ theo Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị định 103/2006/NĐ-CP) quy định về nguyên tắc ưu tiên trong đăng ký quyền sở hữu sáng chế như sau:
(1) Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế muốn hưởng quyền ưu tiên theo quy định của Công ước Paris, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Người nộp đơn là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước Thành viên của Công ước Paris hoặc cư trú, có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên Công ước đó;
+ Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên của Công ước Paris và đơn đó có chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế;
+ Đơn đăng ký được nộp trong thời hạn sau đây kể từ ngày nộp đơn đầu tiên: mười hai tháng đối với đơn đăng ký sáng chế;
+ Trong đơn đăng ký sáng chế người nộp đơn có nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên nêu tại điểm b khoản này trong trường hợp nộp tại nước ngoài, trong đó có xác nhận của Cơ quan nhận đơn đầu tiên;
+ Nộp đủ lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
(2) Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế muốn hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế khác, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện về quyền ưu tiên quy định trong điều ước đó.
Theo đó, điều kiện đầu tiên để chủ thể nộp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên trong đăng ký quyền sở hữu sáng chế phải là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước Thành viên của Công ước Paris hoặc cư trú, có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên Công ước đó.
Sáng chế được bảo hộ quyền sở hữu dưới mấy hình thức?
Căn cứ theo Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ như sau:
Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ
1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có trình độ sáng tạo;
c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Theo đó, sáng chế được bảo hộ quyền sở hữu dưới 02 hình thức, bao gồm: Bằng độc quyền sáng chế và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Sáng chế đã công bố được xem là có tính mới khi nào?
Căn cứ theo Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ 2019) quy định tính mới của sáng chế như sau:
Tính mới của sáng chế
1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
2. Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
3. Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.
4. Quy định tại khoản 3 Điều này cũng áp dụng đối với sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.
Theo đó, sáng chế được xem là có tính mới nếu:
+ Chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
+ Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
+ Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86, Điều 86a Luật Sở hữu trí tuệ 2005 hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?