Khi đăng ký khai sinh tại Việt Nam có được đặt tên nước ngoài cho con mang 2 quốc tịch hay không?
Khi đăng ký khai sinh tại Việt Nam có được đặt tên nước ngoài cho con mang 2 quốc tịch hay không?
Trong trường hợp con sinh ra mang 2 quốc tịch trong đó có quốc tịch Việt Nam và đăng ký khai sinh trên lãnh thổ Việt Nam thì việc đặt tên cho con bắt buộc phải tuân theo pháp luật Việt Nam.
Theo khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền có họ, tên như sau:
Quyền có họ, tên
...
3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
...
Theo đó, khi lựa chọn họ và tên cho con, ba mẹ cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Tên của con không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
- Tên của con không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được quy định tại Điều 3 Bộ luật dân sự 2015.
- Tên của con phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam.
- Không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ
Các ký tự đặc biệt có thể kể đến như !, @, $, % và các số đều không được phép xuất hiện trong họ và tên của con.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn họ và tên của con còn phải tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định:
Nội dung khai sinh
Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật hộ tịch, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:
1. Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.
2. Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ.
Theo đó, khi lựa chọn họ và tên cho con, ba mẹ còn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tên con phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam.
- Tên con không đặt quá dài và khó sử dụng, tuy hiện tại vẫn chưa có quy định giới hạn cụ thể về độ tài tên của cá nhân nhưng ba mẹ nên lưu ý việc lựa chọn họ và tên của con để tránh vi phạm quy định này.
Khi đăng ký khai sinh tại Việt Nam có được đặt tên nước ngoài cho con mang 2 quốc tịch hay không? (Hình từ Internet)
Ông bà có được toàn quyền quyết định tên của cháu khi trực tiếp thực hiện đăng đăng ký khai hay không?
Trách nhiệm đăng ký khai sinh được quy định tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
Trách nhiệm đăng ký khai sinh
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
2. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
Theo đó, trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà có thể đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về việc ủy quyền đăng ký hộ tịch như sau:
Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch
...
2. Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.
Theo đó, ông bà khi thực hiện đăng ký khai sinh cho cháu trong trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.
Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện đăng ký khai sinh cho con?
Thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con được quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ có thẩm quyền thực hiện đăng ký khai sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?