Khi đã có cơ sở dữ liệu về vi bằng thì Sở Tư pháp có cần phải lập sổ đăng ký vi bằng nữa hay không?
- Cơ sở dữ liệu về vi bằng do văn phòng Thừa phát lại lập sẽ do cơ quan nhà nước nào xây dựng?
- Khi xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng thì Sở Tư pháp cần đảm bảo cơ sở phải có được những thông tin chính nào?
- Khi đã có cơ sở dữ liệu về vi bằng thì Sở Tư pháp có cần phải lập sổ đăng ký vi bằng nữa hay không?
Cơ sở dữ liệu về vi bằng do văn phòng Thừa phát lại lập sẽ do cơ quan nhà nước nào xây dựng?
Căn cứ Điều 39 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về việc xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng như sau:
Thủ tục lập vi bằng
1. Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.
Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.
2. Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
3. Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.
Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Theo quy định trên thì cơ quan nhà nước có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng do văn phòng Thừa phát lại lập sẽ do Sở Tư pháp thực hiện.
Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Khi đã có cơ sở dữ liệu về vi bằng thì Sở Tư pháp có cần phải lập sổ đăng ký vi bằng nữa hay không? (Hình từ Internet)
Khi xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng thì Sở Tư pháp cần đảm bảo cơ sở phải có được những thông tin chính nào?
Căn cứ Điều 31 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về cơ sở dữ liệu về vi bằng như sau:
Cơ sở dữ liệu về vi bằng
1. Cơ sở dữ liệu về vi bằng phải có các thông tin chính sau đây:
a) Tên Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
b) Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng; họ, tên người tham gia khác (nếu có);
c) Địa điểm, thời gian lập vi bằng; nội dung chính của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
d) Thời gian cập nhật, duyệt nội dung cập nhật vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) trên cơ sở dữ liệu;
đ) Bản sao điện tử vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có);
e) Thông tin về việc vi bằng, tài liệu chứng minh vi phạm quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và biện pháp xử lý, khắc phục (nếu có).
2. Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng và ban hành quy chế quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về vi bằng tại địa phương.
Cơ sở dữ liệu về vi bằng phải bảo đảm an toàn, bảo mật, thuận tiện trong quá trình quản lý, sử dụng và có khả năng kết nối với các Văn phòng Thừa phát lại tại địa phương.
Quy chế quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về vi bằng phải quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý, sử dụng và chi phí quản lý, vận hành, sử dụng (nếu có).
Theo đó, khi xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng thì Sở Tư pháp cần đảm bảo cơ sở phải có được những thông tin chính sau:
(1) Tên Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
(2) Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng; họ, tên người tham gia khác (nếu có);
(3) Địa điểm, thời gian lập vi bằng; nội dung chính của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
(4) Thời gian cập nhật, duyệt nội dung cập nhật vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) trên cơ sở dữ liệu;
(5) Bản sao điện tử vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có);
(6) Thông tin về việc vi bằng, tài liệu chứng minh vi phạm quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và biện pháp xử lý, khắc phục (nếu có).
Khi đã có cơ sở dữ liệu về vi bằng thì Sở Tư pháp có cần phải lập sổ đăng ký vi bằng nữa hay không?
Căn cứ Điều 74 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp như sau:
Hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp
...
7. Đối với những công việc Văn phòng Thừa phát lại đã thụ lý nhưng chưa giải quyết xong trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì những trình tự, thủ tục đã thực hiện đúng quy định của pháp luật được công nhận kết quả; các trình tự, thủ tục còn lại tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị định này.
8. Đối với những vụ việc thi hành án dân sự Văn phòng Thừa phát lại đã thụ lý nhưng chưa thi hành xong trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà phát sinh các trường hợp quy định tại điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều 52 của Nghị định này thì phải chấm dứt thi hành án theo quy định tại Điều 57 và thực hiện theo quy định tại Điều 58 của Nghị định này.
Đối với những vụ việc thi hành án dân sự cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định đình chỉ thi hành án để Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà vụ việc sau đó phải áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự tiếp nhận trở lại để ra quyết định thi hành án và tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
9. Sổ đăng ký vi bằng quy định tại khoản 4 Điều 39 của Nghị định này được sử dụng cho đến khi hệ thống cơ sở dữ liệu về vi bằng được xây dựng.
10. Đề án thực hiện chế định Thừa phát lại của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được Bộ Tư pháp phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực, phù hợp với quy định của Nghị định này thì được tiếp tục thực hiện.
Như vậy, khi đã xây dựng xong cơ sở dữ liệu về vi bằng thì Sở Tư pháp không cần phải lập sổ đăng ký vi bằng nữa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?