Khi có yêu cầu hỗ trợ về gây mê hồi sức thì ai có trách nhiệm cử nhân viên trong khoa tham gia thực hiện hỗ trợ?
- Khi có yêu cầu hỗ trợ về gây mê hồi sức thì ai có trách nhiệm cử nhân viên trong khoa tham gia thực hiện hỗ trợ?
- Bác sĩ gây mê hồi sức phụ trách người bệnh ngoại khoa nặng cần phải chuyển tuyến có những nhiệm vụ gì?
- Nhiệm vụ của bác sĩ gây mê hồi sức tiếp nhận người bệnh ngoại khoa nặng chuyển đến được quy định thế nào?
Khi có yêu cầu hỗ trợ về gây mê hồi sức thì ai có trách nhiệm cử nhân viên trong khoa tham gia thực hiện hỗ trợ?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng khoa gây mê hồi sức như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng khoa gây mê - hồi sức
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng khoa, trưởng khoa lâm sàng theo quy định và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau:
1. Quản lý điều hành hoạt động của khoa gây mê - hồi sức; tổ chức cho các bộ phận cấu thành của khoa phối hợp làm việc một cách có hiệu quả, bảo đảm chất lượng và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về hoạt động của khoa;
2. Xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng nhân lực, trang thiết bị, thuốc và vật tư tiêu hao của khoa để trình người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.
3. Phân công bác sỹ gây mê - hồi sức, điều dưỡng viên và các nhân viên khác tham gia kíp phẫu thuật;
4. Tổ chức theo dõi, chăm sóc người bệnh từ khi tiếp nhận đến khi bàn giao về khoa lâm sàng;
5. Báo cáo kết quả hoạt động của khoa gây mê - hồi sức theo quy định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
6. Tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và an toàn lao động.
7. Thực hiện công tác quản lý chất lượng tại khoa và tham gia công tác quản lý chất lượng bệnh viện.
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 17 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định về phối hợp vận chuyển, cấp cứu ngoại viện như sau:
Phối hợp vận chuyển, cấp cứu ngoại viện
1. Khi có yêu cầu hỗ trợ về gây mê - hồi sức của các tuyến thì trưởng khoa có trách nhiệm cử nhân viên trong khoa có trình độ chuyên môn phù hợp tham gia thực hiện.
2. Người bệnh nặng phải được thực hiện các biện pháp hộ tống, theo dõi và điều trị thích hợp trong quá trình vận chuyển.
...
Theo quy định trên, khi i có yêu cầu hỗ trợ về gây mê hồi sức thì trưởng khoa gây mê hồi sức là người có trách nhiệm cử nhân viên trong khoa có trình độ chuyên môn phù hợp tham gia thực hiện.tham gia thực hiện hỗ trợ.
Gây mê hồi sức (Hình từ Internet)
Bác sĩ gây mê hồi sức phụ trách người bệnh ngoại khoa nặng cần phải chuyển tuyến có những nhiệm vụ gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Thông tư 13/2012/TT-BYT về nhiệm vụ của bác sĩ gây mê hồi sức phụ trách người bệnh ngoại khoa nặng cần phải chuyển tuyến như sau:
Phối hợp vận chuyển, cấp cứu ngoại viện
...
3. Khi người bệnh ngoại khoa nặng cần phải chuyển tuyến, bác sỹ gây mê - hồi sức phụ trách người bệnh có nhiệm vụ:
a) Xin ý kiến trưởng khoa gây mê - hồi sức về việc chuyển người bệnh đến tuyến khác (nếu cần);
b) Thông báo cho người đại diện hợp pháp của người bệnh những nguy cơ, lợi ích của việc chuyển tuyến và phải được sự chấp nhận của người đó bằng văn bản (người đại diện hợp pháp của người bệnh ký đồng ý chuyển tuyến vào bệnh án);
c) Thông báo cho nơi chuyển đến để chuẩn bị tiếp nhận người bệnh;
d) Kiểm tra tình trạng người bệnh trước khi chuyển, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện theo dõi và cấp cứu người bệnh trong quá trình vận chuyển. Không chuyển tuyến khi người bệnh hấp hối hoặc có nguy cơ tử vong cao trong quá trình vận chuyển;
đ) Phân công thực hiện các thủ tục cần thiết, ghi chép đầy đủ vào hồ sơ chuyển viện.
...
Theo đó, bác sĩ gây mê hồi sức phụ trách người bệnh ngoại khoa nặng cần phải chuyển tuyến có những nhiệm vụ được quy định tại khoản 3 Điều 17 nêu trên.
Nhiệm vụ của bác sĩ gây mê hồi sức tiếp nhận người bệnh ngoại khoa nặng chuyển đến được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 13/2012/TT-BYT về nhiệm vụ của bác sỹ gây mê hồi sức tiếp nhận người bệnh ngoại khoa nặng chuyển đến như sau:
Phối hợp vận chuyển, cấp cứu ngoại viện
...
4. Bác sĩ gây mê - hồi sức tiếp nhận người bệnh chuyển đến có nhiệm vụ:
a) Chuẩn bị sẵn sàng thuốc, trang thiết bị y tế, phương tiện và nhân lực để thực hiện ngay các biện pháp cấp cứu phù hợp;
b) Xin ý kiến trưởng khoa gây mê - hồi sức về việc xử trí, cấp cứu người bệnh (nếu cần);
c) Phân công cho nhân viên hướng dẫn người hộ tống và người đại diện hợp pháp của người bệnh thực hiện các thủ tục nhập viện cần thiết;
d) Thông báo bằng văn bản cho bệnh viện có người bệnh chuyển đi biết kết quả điều trị và những vấn đề cần rút kinh nghiệm.
Như vậy, bác sĩ gây mê hồi sức tiếp nhận người bệnh ngoại khoa nặng chuyển đến có những nhiệm vụ được quy định tại khoản 4 Điều 17 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ chuẩn bị sẵn sàng thuốc, trang thiết bị y tế, phương tiện và nhân lực để thực hiện ngay các biện pháp cấp cứu phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?