Khi chó nghiệp vụ ngành Hải quan không còn đáp ứng được những yêu cầu huấn luyện, sử dụng thì có bắt buộc phải tiêu hủy hết không?
- Chó nghiệp vụ được tuyển chọn, huấn luyện để hỗ trợ lực lượng Hải quan làm công tác gì?
- Chó nghiệp vụ có được sử dụng đột xuất theo quyết định của cấp có thẩm quyền phục vụ đấu tranh chuyên án không?
- Khi chó nghiệp vụ không còn đáp ứng được những yêu cầu huấn luyện, sử dụng thì có bắt buộc phải tiêu hủy hết không?
Chó nghiệp vụ được tuyển chọn, huấn luyện để hỗ trợ lực lượng Hải quan làm công tác gì?
Căn cứ Điều 4 Quy định về trang bị, quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015 có đề cập như sau:
Quy định về chó nghiệp vụ:
1. Chó nghiệp vụ là công cụ hỗ trợ của lực lượng Hải quan được tuyển chọn, huấn luyện để có khả năng phát hiện các chất ma túy, chất nổ, tiền hoặc tiền giả hoặc các sản phẩm, hàng hóa khác mà theo pháp luật bị cấm mua bán, vận chuyển.
2. Chó nghiệp vụ được đào tạo và cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp theo chuyên khoa của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan, hoặc các cơ sở đào tạo của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
...
Như vậy, chó nghiệp vụ được tuyển chọn, huấn luyện để trở thành công cụ hỗ trợ lực lượng Hải quan phát hiện các chất ma túy, chất nổ, tiền hoặc tiền giả hoặc các sản phẩm, hàng hóa khác mà theo pháp luật bị cấm mua bán, vận chuyển.
Ngoài ra chó nghiệp vụ sẽ được đào tạo và cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp theo chuyên khoa của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan, hoặc các cơ sở đào tạo của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Khi chó nghiệp vụ không còn đáp ứng được những yêu cầu huấn luyện, sử dụng thì có bắt buộc phải tiêu hủy hết không? (hình từ internet)
Chó nghiệp vụ có được sử dụng đột xuất theo quyết định của cấp có thẩm quyền phục vụ đấu tranh chuyên án không?
Căn cứ Điều 6 Quy định về trang bị, quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015 được quy định như sau:
Sử dụng chó nghiệp vụ
Chó nghiệp vụ được phối hợp sử dụng trong công tác giám sát, kiểm tra và kiểm soát hải quan để răn đe, phòng ngừa tội phạm, phát hiện, bắt giữ các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép các loại hàng cấm qua địa bàn hoạt động hải quan. Chó nghiệp vụ phải được và chỉ được sử dụng trong các trường hợp sau:
1. Sử dụng CNV để kiểm tra hải quan đối với: hàng hóa, hành lý xuất khẩu - nhập khẩu - quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh - nhập cảnh - quá cảnh nghi vấn có cất giấu ma túy hoặc các mặt hàng cấm khác theo phân luồng của hệ thống quản lý rủi ro.
2. Sử dụng CNV thường xuyên theo kế hoạch được phê duyệt để răn đe phòng ngừa và phát hiện tội phạm tại các địa bàn trọng điểm.
3. Sử dụng CNV đột xuất theo quyết định của cấp có thẩm quyền phục vụ đấu tranh chuyên án hoặc kiểm tra, khám xét các đối tượng trọng điểm.
4. Sử dụng CNV theo quyết định của cấp có thẩm quyền để phối hợp với các lực lượng chức năng ngoài địa bàn hoạt động hải quan.
Theo quy định của pháp luật thì Chó nghiệp vụ được phối hợp sử dụng trong công tác giám sát, kiểm tra và kiểm soát hải quan để răn đe, phòng ngừa tội phạm, phát hiện, bắt giữ các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép các loại hàng cấm qua địa bàn hoạt động hải quan. Chó nghiệp vụ phải được và chỉ được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Sử dụng chó nghiệp vụ để kiểm tra hải quan đối với: hàng hóa, hành lý xuất khẩu - nhập khẩu - quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh - nhập cảnh - quá cảnh nghi vấn có cất giấu ma túy hoặc các mặt hàng cấm khác theo phân luồng của hệ thống quản lý rủi ro.
- Sử dụng chó nghiệp vụ thường xuyên theo kế hoạch được phê duyệt để răn đe phòng ngừa và phát hiện tội phạm tại các địa bàn trọng điểm.
- Sử dụng chó nghiệp vụ đột xuất theo quyết định của cấp có thẩm quyền phục vụ đấu tranh chuyên án hoặc kiểm tra, khám xét các đối tượng trọng điểm.
- Sử dụng chó nghiệp vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền để phối hợp với các lực lượng chức năng ngoài địa bàn hoạt động hải quan.
Như vậy, chó nghiệp vụ có thể được sử dụng đột xuất theo quyết định của cấp có thẩm quyền phục vụ đấu tranh chuyên án.
Khi chó nghiệp vụ không còn đáp ứng được những yêu cầu huấn luyện, sử dụng thì có bắt buộc phải tiêu hủy hết không?
Căn cứ Điều 8 Quy định về trang bị, quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015 được quy định như sau:
Thải loại chó nghiệp vụ
1. Thải loại CNV là quá trình loại bỏ những con chó nghiệp vụ không đáp ứng yêu cầu huấn luyện, sử dụng.
2. Việc thải loại CNV phải dựa trên các căn cứ thải loại và thực hiện theo quy trình quy định. Chó nghiệp vụ thải loại tùy từng trường hợp có thể sử dụng làm công tác bảo vệ, nghiên cứu thí nghiệm về thú y hoặc tiêu hủy.
Theo quy định của pháp luật về thải loại chó nghiệp vụ là quá trình loại bỏ những con không đáp ứng được yêu cầu huấn luyên, sử dụng. Việc thải loại phải dựa trên các căn cứ thải loại và thực hiện theo quy trình. Chó nghiệp vụ thải loại tùy từng trường hợp có thể sử dụng làm công tác bảo vệ, nghiêm cứu thí nghiệm về thú y hoặc tiêu hủy.
Như vậy, thì chó nghiệp vụ thải loại còn xem xét từng trường hợp để sử dụng chứ không quy định là phải tiêu hủy hết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?