Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự Chấp hành viên có phải thông báo trước cho đương sự không?
Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự Chấp hành viên có phải thông báo trước cho đương sự hay không?
Căn cứ Điều 66 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:
Biện pháp bảo đảm thi hành án
1. Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, Chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự.
2. Người yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
3. Các biện pháp bảo đảm thi hành án bao gồm:
a) Phong toả tài khoản;
b) Tạm giữ tài sản, giấy tờ;
c) Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.
Theo đó, khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, Chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự.
Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự Chấp hành viên có phải thông báo trước cho đương sự không? (hình từ internet)
Có những biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự nào theo quy định?
Cũng theo Điều 66 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:
Biện pháp bảo đảm thi hành án
1. Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, Chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự.
2. Người yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
3. Các biện pháp bảo đảm thi hành án bao gồm:
a) Phong toả tài khoản;
b) Tạm giữ tài sản, giấy tờ;
c) Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.
Chiếu theo quy định này trong thi hành án dân sự có các biện pháp bảo đảm thi hành án sau:
- Phong toả tài khoản;
- Tạm giữ tài sản, giấy tờ;
- Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.
Chấp hành viên áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được thực hiện trong trường hợp nào?
Theo Điều 114 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 38 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định như sau:
Thủ tục cưỡng chế trả vật
1. Đối với vật đặc định, việc cưỡng chế được thực hiện như sau:
a) Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng trả vật cho người được thi hành án; nếu người đó không thi hành thì Chấp hành viên thu hồi vật để trả cho người được thi hành án;
b) Trường hợp vật phải trả giảm giá trị mà người được thi hành án không đồng ý nhận thì Chấp hành viên hướng dẫn đương sự thoả thuận việc thi hành án. Việc thi hành án được thực hiện theo thoả thuận.
Trường hợp đương sự không thoả thuận được thì Chấp hành viên cưỡng chế trả vật cho người được thi hành án. Đương sự có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết về thiệt hại do vật phải trả bị giảm giá trị;
c) Trường hợp vật không còn hoặc bị hư hỏng đến mức không sử dụng được mà đương sự có thỏa thuận khác về việc thi hành án thì Chấp hành viên thi hành theo thỏa thuận.
Trường hợp đương sự không thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết về thiệt hại do vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không sử dụng được.
2. Đối với vật cùng loại thì Chấp hành viên thực hiện việc cưỡng chế theo nội dung bản án, quyết định.
Trường hợp vật phải trả không còn hoặc hư hỏng, giảm giá trị thì Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án trả vật cùng loại hoặc thanh toán giá trị của vật cùng loại, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác.
3. Trường hợp người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng vật phải trả có thể tẩu tán, huỷ hoại vật đó thì Chấp hành viên có quyền áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Điều 68 của Luật này.
Như vậy, trường hợp người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng vật phải trả có thể tẩu tán, huỷ hoại vật đó thì Chấp hành viên có quyền áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Điều 68 Luật Thi hành án dân sự 2008.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?