Khám chữa bệnh vảy nến chỉ cần xin giấy chuyển tuyến một lần trong năm áp dụng đối với người bệnh có thẻ BHYT đúng không?

Tôi có thắc mắc cần giải đáp như sau: Khám chữa bệnh vảy nến chỉ cần xin giấy chuyển tuyến một lần trong năm áp dụng đối với người bệnh có thẻ BHYT đúng không? Ai có thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến trong trường hợp cấp cứu? Câu hỏi của anh D (Gia Lai).

Khám chữa bệnh vảy nến chỉ cần xin giấy chuyển tuyến một lần trong năm áp dụng đối với người bệnh có thẻ BHYT đúng không?

Căn cứ theo Phụ lục 01 được ban hành kèm theo Thông tư 40/2015/TT-BYT có quy định danh mục 62 bệnh chỉ cần xin giấy chuyển tuyến 01 lần được áp dụng đối với người bệnh có thẻ BHYT trong khám chữa bệnh.

Việc xin giấy chuyển tuyến 01 lần có giá trị sử dụng đến ngày 31/12 của năm dương lịch đó, trừ trường hợp quá thời gian trên nhưng đang điều trị nội trú thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó.

Danh mục 62 bệnh chỉ cần xin giấy chuyển tuyến 01 lần như sau:

STT

Tên bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp

1

Lao (các loại)

2

Bệnh Phong

3

HIV/AIDS

4

Di chứng viêm não; Bại não; Liệt tứ chi ở trẻ em dưới 6 tuổi

5

Xuất huyết trong não

6

Dị tật não, não úng thủy

7

Động kinh

8

Ung thư *

9

U nhú thanh quản

10

Đa hồng cầu

11

Thiếu máu bất sản tủy

12

Thiếu máu tế bào hình liềm

13

Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia)

14

Tan máu tự miễn

15

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

16

Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm

17

Bệnh Hemophillia

18

Các thiếu hụt yếu tố đông máu

19

Các rối loạn đông máu

20

Von Willebrand

47

Vảy nến

...

...

Như vậy, theo quy định nêu trên, bệnh vảy nến thuộc danh mục 62 bệnh chỉ cần xin giấy chuyển tuyến 01 lần được áp dụng đối với người bệnh có thẻ BHYT trong khám chữa bệnh.

Xem đầy đủ Danh mục 62 bệnh chỉ cần xin giấy chuyển tuyến 01 lần tại đây:

Tải về

Khám chữa bệnh vảy nến chỉ cần xin giấy chuyển tuyến một lần trong năm áp dụng đối với người bệnh có thẻ BHYT đúng không?

Khám chữa bệnh vảy nến chỉ cần xin giấy chuyển tuyến một lần trong năm áp dụng đối với người bệnh có thẻ BHYT đúng không? (Hình từ Internet).

Ai có thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến trong trường hợp cấp cứu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định về thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến cụ thể như sau:

Thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến
1. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.
2. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân: Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.
3. Trong phiên trực, người trực lãnh đạo ký giấy chuyển tuyến đối với trường hợp cấp cứu.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến được xác định như sau:

- Trong cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước: Chủ thể có thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến là người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.

- Trong cơ sở khám chữa bệnh tư nhân: Chủ thể có thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh hoặc người được người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.

- Trong trường hợp cấp cứu: Chủ thể có thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến là người trực lãnh đạo trong phiên trực.

Theo đó, người trực lãnh đạo trong phiên trực có thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến trong trường hợp cấp cứu.

Thủ tục chuyển viện tuyến dưới lên tuyến trên được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định Điều 7 Thông tư 14/2014/TT-BYT có quy định về thủ tục chuyển viện tuyến dưới lên tuyến trên được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Cơ sở khám chữa bệnh thực hiện chuyển người bệnh lên tuyến trên hoặc cùng tuyến theo thủ tục sau đây:

- Thông báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh.

- Ký giấy chuyển tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 14/2014/TT-BYT. Tải về

- Trường hợp người bệnh cấp cứu, cơ sở khám chữa bệnh cần liên hệ với cơ sở khám chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến; kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển;

- Trường hợp người bệnh cần sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến, cơ sở khám chữa bệnh chuyển người bệnh đi phải thông báo cụ thể về tình trạng của người bệnh và những yêu cầu hỗ trợ để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến có biện pháp xử trí phù hợp.

Bước 2: Giao giấy chuyển tuyến cho người hộ tống hoặc người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh để chuyển tới cơ sở khám chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến;

Bước 3: Bàn giao người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám chữa bệnh nơi chuyển đến.

Sử dụng giấy chuyển tuyến trong khám chữa bệnh có bảo hiểm y tế như thế nào?

Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 40/2015/TT-BYT một số nội dung bị bãi bỏ bởi khoản 2 Điều 41 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, sử dụng giấy chuyển tuyến trong khám chữa bệnh có BHYT được thực hiện cụ thể như sau:

- Trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;

- Trường hợp người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;

- Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp được sử dụng Giấy chuyển tuyến quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch đó. Trường hợp đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó mà người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó.

Giấy chuyển tuyến
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khám chữa bệnh vảy nến chỉ cần xin giấy chuyển tuyến một lần trong năm áp dụng đối với người bệnh có thẻ BHYT đúng không?
Pháp luật
Mẫu Giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT mới nhất cho các cơ sở KCB theo Nghị định 75/2023/NĐ-CP?
Pháp luật
Mẫu Giấy chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế mới nhất? Khi chuyển tuyến người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình giấy tờ gì?
Pháp luật
Khi chuyển từ trạm y tế lên tuyến trên có cần giấy chuyển tuyến không? Ai có quyền ký giấy chuyển tuyến đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy chuyển tuyến
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
172 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy chuyển tuyến
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào