Khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính thông qua kết nối mạng máy tính được thực hiện thế nào?
- Khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính thông qua kết nối mạng máy tính được thực hiện thế nào?
- Khi được cấp quyền kết nối, chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính cơ quan quản lý dữ liệu chuyên ngành có trách nhiệm gì?
- Cơ quan chủ quản trong việc khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm thế nào?
Khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính thông qua kết nối mạng máy tính được thực hiện thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Thông tư 13/2016/TT-BTP quy định về trình tự thực hiện khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính thông qua kết nối mạng máy tính như sau:
Bước 1: Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành gửi văn bản đề nghị kết nối, tích hợp dữ liệu, truy nhập thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tới cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
Bước 2: Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính phải có văn bản đồng ý kết nối nếu đủ điều kiện, trong đó xác định rõ phương thức kết nối, tích hợp dữ liệu và số lượng trường thông tin chia sẻ.
Hoặc văn bản từ chối, không cho phép kết nối, tích hợp dữ liệu, truy nhập thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính, trong đó nêu rõ lý do.
Bước 3: Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản đồng ý, cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính cấp tài khoản truy nhập cho cơ quan quản lý dữ liệu chuyên ngành và thực hiện các biện pháp kỹ thuật để cho phép kết nối, tích hợp dữ liệu, truy nhập thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo nội dung đã xác định trong văn bản.
Khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính (Hình từ Internet)
Khi được cấp quyền kết nối, chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính cơ quan quản lý dữ liệu chuyên ngành có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 16 Thông tư 13/2016/TT-BTP quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý dữ liệu chuyên ngành được cấp quyền kết nối, chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính như sau:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về việc khai thác, sử dụng thông tin của cơ sở dữ liệu quốc gia và Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
- Kết nối đúng phương thức, đúng địa chỉ, sử dụng đúng mã khóa do cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính cung cấp;
- Khai thác dữ liệu trong phạm vi các trường thông tin được chia sẻ;
- Sử dụng dữ liệu đúng mục đích;
- Quản lý các thông tin, dữ liệu khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật;
- Phối hợp với cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính trong việc phát hiện và xử lý những sai sót, nhầm lẫn về dữ liệu hoặc thiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
- Bảo mật tài khoản truy nhập được cấp.
Cơ quan chủ quản trong việc khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm thế nào?
Tại Điều 15 Thông tư 13/2016/TT-BTP quy định về trách nhiệm của cơ quan chủ quản trong việc khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính như sau:
Trách nhiệm của cơ quan chủ quản trong việc khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
Cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm:
1. Cung cấp thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư này khi được yêu cầu và bảo đảm cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Bảo đảm và hỗ trợ cho đối tượng khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 16 và khoản 1 Điều 17 Thông tư này trong việc kết nối, tích hợp dữ liệu, truy nhập thông tin hoặc truy nhập, tra cứu dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được thuận lợi.
3. Bảo đảm cập nhật thường xuyên, kịp thời, tính chính xác của dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
4. Bảo đảm thiết lập công cụ tìm kiếm dữ liệu dễ sử dụng.
5. Bảo đảm khuôn dạng dữ liệu theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để hiển thị nhanh chóng.
6. Tiếp nhận và xử lý thông tin về những sai sót, nhầm lẫn về dữ liệu hoặc thiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính do các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 16, khoản 1 Điều 17 và khoản 1 Điều 18 Thông tư này cung cấp.
7. Trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do đối với các trường hợp từ chối việc kết nối, tích hợp dữ liệu, truy nhập thông tin hoặc từ chối việc truy nhập; tra cứu thông tin trực tuyến hoặc từ chối cung cấp thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
8. Thu, quản lý và sử dụng chi phí cung cấp thông tin đối với tổ chức bị xử phạt, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?