Khách sạn nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt hay nước thải công nghiệp? Mức phí phải nộp là bao nhiêu?
Khách sạn nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt hay nước thải công nghiệp?
Khách sạn nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt hay nước thải công nghiệp, thì theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 2 Nghị định 53/2020/NĐ-CP như sau:
Đối tượng chịu phí
1. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định này là nước thải công nghiệp thải vào nguồn tiếp nhận nước thải theo quy định pháp luật và nước thải sinh hoạt, trừ trường hợp miễn thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
…
3. Nước thải sinh hoạt là nước thải từ hoạt động của:
a) Hộ gia đình, cá nhân.
b) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức khác (gồm cả trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các cơ quan, đơn vị, tổ chức này), trừ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc các cơ quan, đơn vị, tổ chức này.
c) Cơ sở: Rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy.
d) Cơ sở khám, chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu.
đ) Cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì khách sạn nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.
Khách sạn nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt hay nước thải công nghiệp? (Hình từ Internet)
Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của khách sạn phải nộp là bao nhiêu?
Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của khách sạn phải nộp được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 53/2020/NĐ-CP như sau:
Mức phí
1. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:
Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần áp dụng mức phí cao hơn, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức phí cụ thể cao hơn đối với từng đối tượng chịu phí.
…
Như vậy, theo quy định trên thì mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của khách sạn phải nộp là 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Nếu cần áp dụng mức phí cao hơn, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức phí cụ thể đối với từng đối tượng chịu phí.
Số phí bảo vệ môi trường mà khách sạn phải nộp đối với nước thải sinh hoạt được xác định theo công thức nào?
Số phí bảo vệ môi trường mà khách sạn phải nộp đối với nước thải sinh hoạt được xác định theo công thức được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 53/2020/NĐ-CP như sau:
Xác định số phí phải nộp
1. Đối với nước thải sinh hoạt
Số phí bảo vệ môi trường phải nộp đối với nước thải sinh hoạt được xác định như sau:
Trong đó:
a) Số lượng nước sạch sử dụng được xác định theo đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ của người nộp phí. Trường hợp tự khai thác nước, số lượng nước sạch sử dụng xác định căn cứ vào quy mô hoạt động, kinh doanh, dịch vụ hoặc giấy phép khai thác nước mặt, nước dưới đất do tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tự kê khai và thẩm định của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.
b) Giá bán nước sạch là giá bán nước (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) của tổ chức cung cấp nước sạch áp dụng trên địa bàn.
c) Mức thu phí được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
2. Đối với nước thải công nghiệp
a) Cơ sở có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí dưới 20 m3/ngày, số phí phải nộp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
b) Cơ sở có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí từ 20 m3/ngày trở lên, số phí phải nộp hàng quý tính theo công thức sau: Fq = (f/4) + Cq.
Trong đó:
- Fq là số phí phải nộp trong quý (đồng).
- f là phí cố định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
- Cq là số phí biến đổi (tổng số phí phải nộp của các thông số ô nhiễm có trong nước thải) phải nộp trong quý.
…
Như vậy, theo quy định trên thì số phí bảo vệ môi trường mà khách sạn phải nộp đối với nước thải sinh hoạt được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
- Số lượng nước sạch sử dụng được xác định theo đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ của người nộp phí.
+ Trường hợp tự khai thác nước, số lượng nước sạch sử dụng xác định căn cứ vào quy mô hoạt động, kinh doanh, dịch vụ hoặc giấy phép khai thác nước mặt, nước dưới đất do tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tự kê khai và thẩm định của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.
- Giá bán nước sạch là giá bán nước (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) của tổ chức cung cấp nước sạch áp dụng trên địa bàn.
- Mức thu phí được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?