Khách hàng có nợ xấu thì có được xóa nợ xấu sau khi đã hoàn tất thanh toán số nợ hay không? Đối tượng nào có thể khai thác thông tin tín dụng?
Tổ chức tín dụng có thể cung cấp những thông tin tín dụng nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư Thông tư số 03/2013/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 27/2017/TT-NHNN) quy định về cung cấp thông tin tín dụng như sau:
"Điều 7. Cung cấp thông tin tín dụng
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp cho CIC toàn bộ Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này và được phân thành các nhóm chỉ tiêu sau:
a) Thông tin nhận dạng;
b) Thông tin hợp đồng tín dụng;
c) Thông tin quan hệ tín dụng;
d) Thông tin tình trạng tài khoản thẻ tín dụng;
e) Thông tin bảo đảm tiền vay;
g) Thông tin tài chính năm của khách hàng vay là doanh nghiệp, bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo quy định của Bộ Tài chính;
h) Thông tin đầu tư trái phiếu vào khách hàng vay là doanh nghiệp.
2. Tổ chức tự nguyện thực hiện cung cấp cho CIC toàn bộ hoặc một phần Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này trên cơ sở thỏa thuận với CIC, đảm bảo nguyên tắc an toàn, bảo mật và các quy định khác của pháp luật.
3. Việc cung cấp thông tin tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện dưới dạng các tệp dữ liệu điện tử theo các nhóm chỉ tiêu thông tin tín dụng và hướng dẫn của CIC. Trường hợp đặc biệt, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tự nguyện có thể cung cấp bằng văn bản đối với một số nhóm hoặc toàn bộ các nhóm chỉ tiêu thông tin tín dụng nhưng phải được CIC chấp thuận."
Đối tượng nào có thể khai thác thông tin tín dụng?
Theo Điều 10 Thông tư Thông tư số 03/2013/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 27/2017/TT-NHNN) quy định về đối tượng khai thác thông tin tín dụng như sau:
"Điều 10. Đối tượng khai thác thông tin tín dụng
1. Cơ quan quản lý nhà nước khai thác sản phẩm thông tin tín dụng phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiệp vụ về thanh tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; điều tra, thống kê xã hội và các mục đích khác theo quy định của pháp luật.
2. Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước khai thác sản phẩm thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khai thác dịch vụ thông tin tín dụng phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng khác.
4. Các tổ chức tự nguyện khai thác dịch vụ thông tin tín dụng phục vụ cho mục đích đánh giá khách hàng và các mục đích khác theo quy định của pháp luật.
5. Khách hàng vay khai thác dịch vụ thông tin tín dụng để kiểm tra thông tin về bản thân và phục vụ mục đích khác theo quy định của pháp luật.
6. Ngoài đối tượng quy định tại các khoản trên, tổ chức hoặc cá nhân khi khai thác dịch vụ thông tin tín dụng về khách hàng vay phải có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng đó.
7. Các tổ chức thông tin tín dụng nước ngoài được khai thác các sản phẩm thông tin tín dụng về doanh nghiệp, bao gồm những thông tin được công khai theo quy định của pháp luật trên cơ sở biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác, hợp đồng dịch vụ ký kết với CIC.”
Khách hàng có nợ xấu thì có được xóa nợ xấu sau khi đã hoàn tất thanh toán số nợ hay không?
Nợ xấu tín dụng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định về hạn chế khai thác thông tin tín dụng như sau:
"Điều 11. Hạn chế khai thác thông tin tín dụng
1. Thông tin tiêu cực về khách hàng vay chỉ được sử dụng để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng trong thời gian tối đa 05 năm, kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Thông tin về các khoản nợ đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro chỉ được cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước khác theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức tự nguyện, khách hàng vay khai thác dịch vụ thông tin tín dụng theo thoả thuận và cam kết với CIC trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.
4. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị hạn chế một phần, tạm dừng trong một thời gian hoặc ngừng vĩnh viễn quyền khai thác dịch vụ thông tin tín dụng."
Căn cứ quy định pháp luật nêu trên thì thông tin lịch sử nợ xấu của khách hàng vay được CIC cung cấp trong thời gian tối đa 5 năm, tính từ thời điểm phát sinh cuối cùng. Như vậy, lịch sử tín dụng về nợ xấu ngân hàng của bạn được CIC ngừng cung cấp phụ thuộc vào dư nợ của khoản vay và thời điểm tất toán khoản vay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?