Khắc dấu giả là gì? Mức xử phạt hành chính hành vi khắc dấu giả là bao nhiêu? Tội khắc dấu giả bị phạt tù mấy năm?
Khắc dấu giả là gì?
Khắc dấu giả là hành vi tạo ra hoặc sử dụng dấu (hoặc con dấu) không hợp pháp, thường với mục đích giả mạo tài liệu hoặc thông tin. Hành vi này có thể bao gồm việc sao chép, làm nhái, hoặc sản xuất con dấu khi không được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mức xử phạt hành chính hành vi khắc dấu giả là bao nhiêu tiền?
Mức xử phạt hành chính hành vi khắc dấu giả là bao nhiêu tiền thì căn cứ quy định tại điểm b khoản 4 Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước;
b) Làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả;
c) Chiếm đoạt, mua bán trái phép con dấu;
d) Tiêu hủy trái phép con dấu.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm c, e và g khoản 3 và các điểm a và b khoản 4 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2; các điểm a, d và đ khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ văn bản, giấy tờ đóng dấu sai quy định đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này;
d) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 3 Điều này.
Và căn cứ Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, trường hợp cá nhân có hành vi khắc dấu giả (làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả) thì có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, cá nhân có hành vi khắc dấu giả còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.
Trường hợp người nước ngoài có hành vi khắc dấu giả thì áp dụng hình thức trục xuất.
Lưu ý: Trong trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm nêu trên, mức phạt hành chính áp dụng đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Khắc dấu giả là gì? Mức xử phạt hành chính hành vi khắc dấu giả là bao nhiêu? Tội khắc dấu giả bị phạt tù mấy năm? (Hình từ Internet)
Tội khắc dấu giả có thể bị phạt tù mấy năm?
Căn cứ quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì tội khắc dấu giả (tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức) bị xử phạt hình sự như sau:
(1) Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
- Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
- Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm.
(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
- Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
- Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
(4) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm đánh giá xếp loại chất lượng giáo viên năm 2024 theo Quyết định 3086? Tiêu chí xếp loại viên chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ?
- Mẫu hồ sơ mời thầu đối với dự án PPP không áp dụng sơ tuyển và dự án PPP áp dụng hình thức đàm phán cạnh tranh?
- Lời nhận xét môn Tiếng Việt lớp 1 giữa học kì 1 năm học 2024 2025? Lời nhận xét môn Tiếng Việt lớp 1 theo Thông tư 27?
- Khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự là khám những gì? Thời gian khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự là khi nào?
- Mẫu hồ sơ mời sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP mới nhất theo Thông tư 15? Tải mẫu ở đâu?