Kết quả tài chính trong năm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đạt thặng dư khi nào? Kết quả tài chính trong năm đạt thặng dư được phân phối thế nào?
Kết quả tài chính trong năm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đạt thặng dư khi nào?
Kết quả tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 46/2021/NĐ-CP như sau:
Kết quả tài chính và phân phối kết quả tài chính
1. Kết quả tài chính là chênh lệch giữa thu nhập và chi phí phát sinh trong năm tài chính:
a) Kết quả tài chính của Ngân hàng Phát triển trong năm đạt thặng dư khi chênh lệch giữa thu nhập và chi phí phát sinh trong năm tài chính của Ngân hàng Phát triển có kết quả dương (+);
b) Kết quả tài chính của Ngân hàng Phát triển trong năm bị thâm hụt khi chênh lệch giữa thu nhập và chi phí phát sinh trong năm tài chính của Ngân hàng Phát triển có kết quả âm (-).
...
Như vậy, theo quy định, kết quả tài chính trong năm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đạt thặng dư khi chênh lệch giữa thu nhập và chi phí phát sinh trong năm tài chính của Ngân hàng có kết quả dương (+).
Kết quả tài chính trong năm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đạt thặng dư khi nào? (Hình từ Internet)
Khi kết quả tài chính trong năm đạt thặng dư thì phân phối thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 26 Nghị định 46/2021/NĐ-CP quy định, khi kết quả tài chính trong năm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đạt thặng dư, sau khi bù đắp khoản thâm hụt từ những năm trước (nếu có) thì việc phân phối kết quả tài chính được thực hiện như sau:
(1) Trích 5% vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển;
(2) Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, mức tối đa của quỹ này không vượt quá 25% mức vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển;
(3) Trích tối đa 25% vào quỹ đầu tư phát triển;
(4) Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động của Ngân hàng Phát triển:
- Ngân hàng Phát triển xếp loại A được trích 03 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
- Ngân hàng Phát triển xếp loại B được trích 1,5 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
- Ngân hàng Phát triển xếp loại C được trích 01 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
(5) Trích quỹ thưởng người quản lý và Ban kiểm soát:
- Ngân hàng Phát triển xếp loại A được trích 1,5 tháng lương thực hiện của người quản lý và các thành viên Ban Kiểm soát;
- Ngân hàng Phát triển xếp loại B được trích 01 tháng lương thực hiện của người quản lý và các thành viên Ban Kiểm soát;
- Ngân hàng Phát triển xếp loại C thì không được trích lập quỹ thưởng người quản lý và các thành viên Ban Kiểm soát;
Lưu ý: Trường hợp chênh lệch thu chi còn lại sau khi trích lập các quỹ tại mục (1), (2), (3) mà không đủ nguồn để trích các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho người lao động, quỹ thưởng người quản lý và Ban kiểm soát theo mức quy định thì Ngân hàng Phát triển được giảm trích lập quỹ đầu tư phát triển để bổ sung nguồn trích lập đủ quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động, quỹ thưởng người quản lý và Ban kiểm soát theo mức quy định nhưng mức giảm tối đa không quá mức trích vào quỹ đầu tư phát triển trong năm tài chính;
Số còn lại sau khi trích lập các quỹ trên được bổ sung vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải báo cáo kết quả tài chính cho những cơ quan nào?
Báo cáo kết quả tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định tại khoản 5 Điều 31 Nghị định 46/2021/NĐ-CP như sau:
Chế độ báo cáo
...
4. Báo cáo tình hình hoạt động gồm:
a) Việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản đối với toàn bộ hoạt động tại Ngân hàng Phát triển quy định tại Điều 8 Nghị định này;
b) Thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý Ngân hàng Phát triển, Ban Kiểm soát theo quy định hiện hành của pháp luật đối với Ngân hàng Phát triển;
c) Kết quả tài chính và trích lập các quỹ sau chênh lệch thu chi của Ngân hàng Phát triển;
d) Đánh giá hiệu quả hoạt động hằng năm của Ngân hàng Phát triển theo các tiêu chí quy định tại Nghị định này.
5. Quy định về lập và gửi báo cáo:
...
c) Đối với báo cáo tình hình hoạt động: Ngân hàng Phát triển có trách nhiệm lập và gửi báo cáo tình hình hoạt động cho Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định kỳ 06 tháng một lần; Hội đồng quản trị lập báo cáo tình hình hoạt động kèm theo Báo cáo thẩm định của Ban Kiểm soát gửi Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
...
Như vậy, theo quy định, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải báo cáo kết quả tài chính và trích lập các quỹ sau chênh lệch thu chi cho Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định kỳ 06 tháng một lần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?