Kết quả bầu Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn đúng không?
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh do ai bầu?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh về xây dựng chính quyền được quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (Một số cụm từ bị bãi bỏ bởi khoản 32 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019) như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh
...
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh về xây dựng chính quyền:
a) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân tỉnh;
...
Theo đó, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh do Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bầu.
Kết quả bầu Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn đúng không?
Việc bầu chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được căn cứ theo khoản 7 Điều 83 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:
Bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
...
7. Kết quả bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn; kết quả bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn; kết quả bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn.
...
Theo quy định nêu trên thì kết quả bầu Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh (Hình từ Internet)
Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định tại Điều 40 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19 của Luật này.
2. Quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm cả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các quận, phường trực thuộc.
3. Quyết định quy hoạch về xây dựng và phát triển đô thị trong phạm vi được phân quyền.
4. Quyết định các biện pháp phát huy vai trò trung tâm kinh tế - xã hội của đô thị lớn trong mối liên hệ với các địa phương trong vùng, khu vực và cả nước theo quy định của pháp luật.
5. Quyết định các biện pháp quản lý dân cư ở thành phố và tổ chức đời sống dân cư đô thị; điều chỉnh dân cư theo quy hoạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân.
Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm:
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (được sửa đổi bởi khoản 32 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 và điểm a khoản 2 Điều 57 Luật Quy hoạch 2017), cụ thể:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh trong tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật:
a) Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh;
b) Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn tỉnh;
c) Quyết định biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh;
...
8. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân cấp huyện.
9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
- Quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm cả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các quận, phường trực thuộc.
- Quyết định quy hoạch về xây dựng và phát triển đô thị trong phạm vi được phân quyền.
- Quyết định các biện pháp phát huy vai trò trung tâm kinh tế - xã hội của đô thị lớn trong mối liên hệ với các địa phương trong vùng, khu vực và cả nước theo quy định của pháp luật.
- Quyết định các biện pháp quản lý dân cư ở thành phố và tổ chức đời sống dân cư đô thị; điều chỉnh dân cư theo quy hoạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?