Kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Tôi có câu hỏi là kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang được thực hiện theo nguyên tắc nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh T.L đến từ Đồng Nai.

Kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang là gì?

Kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 28/2018/TT-BGTVT như sau:

Giải thích từ ngữ
1. Cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới tại các điểm giao cắt giữa đường bộ, đường sắt là việc cung cấp thông tin của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý cho người cảnh giới để thực hiện nhiệm vụ tại vị trí cần cảnh giới.
2. Đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang là loại đèn báo hiệu đường bộ đặt trong phạm vi đường ngang để điều khiển người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ đi qua đường ngang.
3. Kết nối tín hiệu là việc liên kết kỹ thuật giữa hệ thống tín hiệu đèn giao thông đường bộ và hệ thống tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang nhằm bảo đảm biểu thị thống nhất và đồng bộ giữa các tín hiệu.

Như vậy, theo quy định trên thì kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang là việc liên kết kỹ thuật giữa hệ thống tín hiệu đèn giao thông đường bộ và hệ thống tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang nhằm bảo đảm biểu thị thống nhất và đồng bộ giữa các tín hiệu.

đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ

Kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang được thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 28/2018/TT-BGTVT như sau:

Điều kiện và nguyên tắc kết nối tín hiệu
1. Điều kiện kết nối tín hiệu được thực hiện tại nút giao đường bộ có nhánh đường bộ đi vào đường ngang mà khoảng cách từ tim nút giao đường bộ đến vạch dừng gần nhất trên đường bộ tại đường ngang quy định như sau:
a) Đối với đường bộ từ cấp IV trở xuống giao cắt đồng mức với đường sắt: không lớn hơn 75 mét;
b) Đối với đường ngang hiện đang khai thác mà đường bộ từ cấp III trở lên giao cắt đồng mức với đường sắt nhưng chưa thực hiện được giao cắt khác mức với đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt: không lớn hơn tầm nhìn hãm xe theo tốc độ thiết kế tương ứng với cấp đường bộ đó.
2. Nguyên tắc kết nối tín hiệu:
a) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống tín hiệu đèn giao thông đường bộ và hệ thống tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang;
b) Quyền ưu tiên thuộc về tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang;
c) Bảo đảm biểu thị tín hiệu đèn giao thông đường bộ và tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang thống nhất và đồng bộ khi có tàu chạy qua đường ngang;
d) Việc kết nối tín hiệu được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tín hiệu đường sắt, đường bộ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; đồng thời phải hạn chế tối đa ùn tắc giao thông tại khu vực đường ngang và khu vực nút giao đường bộ có nhánh đường bộ đi vào đường ngang.

Như vậy, theo quy định trên thì kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang được thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống tín hiệu đèn giao thông đường bộ và hệ thống tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang;

- Quyền ưu tiên thuộc về tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang;

- Bảo đảm biểu thị tín hiệu đèn giao thông đường bộ và tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang thống nhất và đồng bộ khi có tàu chạy qua đường ngang;

- Việc kết nối tín hiệu được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tín hiệu đường sắt, đường bộ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; đồng thời phải hạn chế tối đa ùn tắc giao thông tại khu vực đường ngang và khu vực nút giao đường bộ có nhánh đường bộ đi vào đường ngang.

Hồ sơ quản lý kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang gồm những tài liệu nào?

Hồ sơ quản lý kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang gồm những tài liệu được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 28/2018/TT-BGTVT như sau:

Hồ sơ quản lý kết nối tín hiệu
1. Mỗi điểm kết nối tín hiệu phải được lập hồ sơ để quản lý. Hồ sơ phải được lưu trữ, ghi chép thường xuyên, thống nhất theo các mẫu biểu hiện hành.
2. Hồ sơ quản lý kết nối tín hiệu bao gồm:
a) Hồ sơ hoàn công công trình kết nối tín hiệu;
b) Lý lịch đường ngang có kết nối tín hiệu;
c) Hồ sơ kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động của hệ thống kết nối tín hiệu.

Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ quản lý kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang gồm những tài liệu sau:

- Hồ sơ hoàn công công trình kết nối tín hiệu;

- Lý lịch đường ngang có kết nối tín hiệu;

- Hồ sơ kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động của hệ thống kết nối tín hiệu.

Đèn giao thông Tải về trọn bộ các văn bản Đèn giao thông hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Từ 01/01/2025, quy định về đèn giao thông được sửa đổi theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024
Pháp luật
Ý nghĩa của tín hiệu đèn giao thông xanh, đỏ, vàng? Tín hiệu đèn giao thông có phải hệ thống báo hiệu đường bộ?
Pháp luật
Năm 2025 thay đổi ý nghĩa tín hiệu đèn giao thông theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thế nào?
Pháp luật
Cách tính thời gian đèn giao thông? Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng là bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người điều khiển xe máy dắt bộ xe máy sang đường khi đèn đỏ có bị xử phạt? Nếu hành vi này gây ra tai nạn giao thông thì có bị xử phạt hình sự hay không?
Pháp luật
Đèn giao thông chuyển sang màu đỏ nhưng cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh tiếp tục đi thì chấp hành theo hiệu lệnh nào?
Pháp luật
Kết nối tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang với đèn giao thông đường bộ cần đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Tín hiệu đèn giao thông có tối đa bao nhiêu màu? Ý nghĩa của các loại tín hiệu đèn giao thông đường bộ?
Pháp luật
Bảng quảng cáo che khuất đèn tín hiệu giao thông bị xử phạt như thế nào? Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích tối thiểu bao nhiêu?
Pháp luật
Có bao nhiêu dạng đèn tín hiệu giao thông đường bộ? Điều khiển xe máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đèn giao thông
1,115 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đèn giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đèn giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào