Kết hôn với người nước ngoài có buộc phải thôi quốc tịch Việt Nam? Con có thể vừa mang quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước khác không?
Kết hôn với người nước ngoài có buộc phải thôi quốc tịch Việt Nam?
Căn cứ Điều 9 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về giữ quốc tịch khi kết hôn:
"Điều 9. Giữ quốc tịch khi kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật
Việc kết hôn, ly hôn và hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của đương sự và con chưa thành niên của họ (nếu có)."
Căn cứ Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam:
"Điều 27. Căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam
1. Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.
2. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
d) Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
đ) Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
3. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
4. Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.
5. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam."
Theo đó, việc kết hôn của công dân Việt Nam với người không có quốc tịch Việt Nam không làm thay đổi quốc tịch của người đó và con chưa thành niên (nếu có). Việc thôi quốc tịch chỉ xảy ra khi có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài.
Như vậy, cho dù bạn sắp kết hôn với chồng mang quốc tịch Nga thì quốc tịch của bạn vẫn là Việt Nam và không bị buộc thôi quốc tịch Việt Nam.
Quốc tịch Việt Nam
Con có thể vừa mang quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước khác không?
Căn cứ Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về nguyên tắc quốc tịch:
"Điều 4. Nguyên tắc quốc tịch
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác."
Căn cứ Điều 8 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về việc hạn chế tình trạng không quốc tịch
"Điều 8. Hạn chế tình trạng không quốc tịch
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch và những người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này."
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về quốc tịch của trẻ sơ sinh khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam:
"Điều 16. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam
2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam."
Theo đó, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam thì sẽ có quốc tịch Việt Nam nếu cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.
Khi nào thì công dân Việt Nam có thể bị tước quốc tịch?
Căn cứ Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về căn cứ tước quốc tịch Việt Nam:
"Điều 31. Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam
1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này."
Theo đó, công dân Việt Nam hoặc người đã nhập quốc tịch Việt Nam nếu có hành vi ây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ bị tước quốc tịch Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?